CS cơ động được trang bị tàu thủy, máy bay từ 1/7

Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết: Lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) được trang bị tàu bay, tàu thủy theo Pháp lệnh CSCĐ có hiệu lực từ 1/7.

Giới thiệu nội dung pháp lệnh, Thượng tướng Bùi Văn Nam cho biết, CSCĐ gồm 4 lực lượng chính là: lực lượng đặc nhiệm; lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng bảo vệ mục tiêu, lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ, và được tổ chức theo mô hình: Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đội CSCĐ đang tuần tra ban đêm. Ảnh: Ngọc Châu.
 Đội CSCĐ đang tuần tra ban đêm. Ảnh: Ngọc Châu. 
“CSCĐ tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về công tác vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin; bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao.
Ngoài chế độ chính sách chung đối với Công an nhân dân, CSCĐ được hưởng chính sách ưu đãi đặc thù, được bố trí nhà ở công vụ nếu công tác ổn định lâu dài ở địa bàn đóng quân...”, Thứ trưởng Nam nói.
Theo Thứ trưởng Nam, ngoài việc trang bị tàu bay, tàu thủy cho CSCĐ được quy định tại điều 13 của pháp lệnh, lực lượng này còn được trang bị các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng, chuyên dụng, hiện đại. Pháp lệnh cũng quy định Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng phối hợp với CSCĐ chuẩn bị và thực hiện nhiệm vụ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; tham gia diễn tập phương án tác chiến, tuần tra, bảo vệ mục tiêu theo chức năng, nhiệm vụ của CSCĐ; chỉ đạo tổ chức hỗ trợ CSCĐ trong việc đào tạo, huấn luyện sử dụng vũ khí, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật và các chuyên ngành khác theo đề nghị của Bộ Công an.
Trong khi đó, giới thiệu Pháp lệnh trình tự thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (có hiệu lực từ 20/1/2014), ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết: Theo quy định tại pháp lệnh, việc đưa người vị thành niên vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bằng quyết định của tòa án (thay vì quyết định hành chính như trước đây).
“Thẩm phán được giao nhiệm vụ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải là người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục và hoạt động phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Quy định như vậy để bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên... ”, ông Sơn giải thích.

Lực lượng nước ngoài tìm máy bay Malaysia rút hết khỏi Việt Nam

(Kiến Thức) - "Trên địa phận, lãnh hải Việt Nam không còn lực lượng nào của nước ngoài thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích", Trung tướng Tuấn khẳng định.

Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam vừa cho biết: "Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói, việc cấp phép cho tàu, máy bay các nước bạn vào tham gia tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển và không phận của Việt Nam chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là tham gia tìm kiềm cứu nạn.
Chính vì vậy, khi việc tìm kiếm cứu nạn đã kết thúc thì tàu, máy bay các nước phải rút khỏi Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn làm nhiệm vụ bình thường là giám sát mọi hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

CSGT bị tố "trêu gái"

Cô gái xinh đẹp tố cáo giữa đêm CSGT có biểu hiện giống như "trêu gái" và tỏ ra "bí hiểm" khiến chị hoảng sợ, lao xuống đường và chấn thương.

Ngày 17/3, chị Đoàn Thị Kim Anh (SN 1990, ngụ phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã gửi đơn tố cáo đến Công an tỉnh Bình Dương về việc một CSGT “cư xử không đúng lễ tiết tác phong” vô tình làm chị chấn thương khắp người.