TS Bùi Hoài Sơn: Sắp xếp lại giang sơn… hội tụ lòng dân

"Sắp xếp lại giang sơn là cuộc cải cách hội tụ lòng dân và vì dân, do đó điều quan trọng nhất phải đặt người dân vào trung tâm của tiến trình chuyển đổi...", TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội chia sẻ.

Ngày 1/7, 34 tỉnh, thành với 3321 xã, phường, đặc khu đã chính thức bước vào vận hành đầu tiên sau sắp xếp bộ máy, bộ máy chính quyền địa phương của cả nước bước vào giai đoạn mới, chuyển từ chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp. Trước đó, cả nước đã công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, chỉ định nhân sự.

1.jpg
Người dân thấy hài lòng những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.

TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội: Cuộc cách mạng thể chế đầy bản lĩnh

12.jpg
TS Bùi Hoài Sơn

Việc “sắp xếp lại giang sơn”, theo tôi, là một bước đi mang tầm vóc lịch sử, thể hiện rõ khát vọng đổi mới, kiến tạo và phát triển của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Đây là cuộc cách mạng thể chế đầy bản lĩnh – khi chúng ta không chỉ thu gọn bộ máy mà còn tổ chức lại không gian phát triển bền vững, đặt người dân vào trung tâm của mọi cải cách.

Tôi cho rằng, ý nghĩa lớn nhất của cuộc cải cách này nằm ở hai chữ: “vì dân”. Mọi tinh giản chỉ có giá trị khi làm cho đời sống người dân tốt hơn, dịch vụ công nhanh hơn, cơ hội phát triển rộng mở hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức lại bộ máy là điều kiện cần, nhưng tư duy phục vụ và hành động tận tâm của cán bộ là điều kiện đủ. Nếu không có một tinh thần đổi mới đồng bộ từ tư duy đến hành động, thì dù có tinh gọn đến đâu, bộ máy cũng khó đạt hiệu lực, hiệu quả như mong muốn.

Cuộc sắp xếp đơn vị hành chính lần này không chỉ là sự thay đổi về địa giới hay bộ máy, mà là một cơ hội quý báu để nhiều địa phương “vươn mình” mạnh mẽ, bứt phá khỏi những rào cản cũ và khai thác hiệu quả hơn tiềm năng vốn có. Khi các tỉnh được hợp nhất, không gian phát triển mở rộng, quy mô dân số – kinh tế – xã hội được nâng lên, từ đó tạo sức hút lớn hơn với nhà đầu tư, tạo động lực mới cho hạ tầng, logistics, dịch vụ, du lịch và chuyển đổi số.

Tuy nhiên, song hành với cơ hội là rất nhiều thách thức. Đó là sự khác biệt về trình độ phát triển, về phong tục tập quán, về văn hóa quản trị giữa các đơn vị hành chính sáp nhập…

Chính vì vậy, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã cảnh báo: “Nếu không có những chính sách rõ ràng và hợp lý dành cho số cán bộ bị ảnh hưởng do quá trình tổ chức lại hệ thống, rất dễ phát sinh tâm lý tiêu cực, trạng thái ‘bằng mặt không bằng lòng’, gây mất đoàn kết nội bộ”. Đồng thời, “tâm lý cục bộ địa phương cũng là một vấn đề đáng lưu ý”, bởi nếu không hài hòa về lợi ích, không công tâm trong bố trí cán bộ, phân bổ ngân sách, sẽ rất dễ xảy ra “điểm nghẽn vô hình” trong vận hành bộ máy.

Do đó, tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là phải đặt người dân vào trung tâm của tiến trình chuyển đổi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của họ, làm rõ lợi ích của sự thay đổi, đồng thời duy trì được tính kế thừa, ổn định trong tâm thức cộng đồng. Cần khẩn trương xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp, thúc đẩy đối thoại chính sách, giải thích rõ ràng – minh bạch – nhân văn trong từng bước chuyển đổi.

Như vậy, “cơ hội vươn mình” sẽ không tự đến nếu ta không hành động quyết liệt, không quản trị chuyển đổi một cách khéo léo, hiệu quả. Sự nghiệp phát triển đòi hỏi sự dấn thân, đoàn kết, và cả hy sinh vì lợi ích lâu dài của dân tộc. Chính sự thống nhất ý chí và hành động – từ lãnh đạo đến người dân – mới là nền móng để các địa phương sau sáp nhập không chỉ đứng vững, mà còn bay xa.

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Một cuộc cải cách mang tầm chiến lược”

33.jpg
TS Nguyễn Sĩ Dũng

Đây không chỉ đơn thuần là cuộc sắp xếp lại địa giới hành chính, càng không phải là một phép tinh giản mang tính hình thức mà là một cuộc cải cách mang tầm chiến lược, tác động sâu sắc đến mô hình quyền lực, kiến trúc bộ máy và cả đời sống xã hội.

Phân tích 3 tầng ý nghĩa cốt lõi chính trị, hành chính và xã hội, có thể thấy, cuộc cải cách thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, tư duy đổi mới sâu sắc của Đảng, Nhà nước. Sửa đổi Hiến pháp, thay đổi toàn bộ mô hình tổ chức chính quyền địa phương không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật mà còn là quyết định mang tính tự giới hạn quyền lực. Cải cách không phải để sắp xếp lại bộ máy, mà để thay đổi tư duy vận hành quyền lực. Tư duy quyền lực mới không còn dựa trên nguyên tắc kiểm soát theo chiều dọc và tập quyền mà trao quyền về cơ sở, phân quyền đi kèm giải trình, đưa quyền lực về gần dân để tăng giám sát, tăng hiệu quả phục vụ, củng cố chính danh thực chất. Một chính quyền mạnh không phải là chính quyền có nhiều cấp, mà là chính quyền hành động nhanh, giải trình tốt và gần dân nhất.

Quyết định cải cách mang tính đột phá trên cho thấy, tính chính danh của quyền lực nhà nước được nâng lên một tầng nấc mới: quyền lực không đến từ mệnh lệnh, mà từ hiệu quả phục vụ; không đến từ hình thức, mà từ sự tin tưởng của người dân. Đó chính là nền tảng vững chắc nhất để xây dựng một nhà nước vì dân, của dân và do dân.

Có thể khẳng định, ngày 1/7 là khởi đầu của một hành trình mới. Một hành trình kiến tạo một nền quản trị gần dân hơn, minh bạch hơn, hiệu quả hơn, đặt trọng tâm vào hiệu quả phục vụ, sự hài lòng của người dân và năng lực hành động của chính quyền. Một quốc gia mạnh không cần một bộ máy lớn, mà cần một bộ máy thông minh, hành động và có trách nhiệm.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Phòng): “Hướng đến hoàn thiện nền hành chính gần dân, sát dân và vì dân”

111.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga

Thời điểm cả nước đồng loạt vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp là thời khắc có ý nghĩa lịch sử đánh dấu việc hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, kiến tạo, gần dân, sát dân, vì Nhân dân phục vụ.

Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh không đơn thuần là gộp địa lý mà đặt trên nền tảng của phát triển vùng, hạ tầng kết nối, văn hóa - xã hội, đặc biệt là tầm nhìn quốc gia trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương được đồng loạt công bố không chỉ đánh dấu bước chuyển lớn về tổ chức bộ máy chính quyền, mà còn thể hiện tư duy hành động của một quốc gia đang vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới. Từ mỗi đơn vị hành chính, mỗi địa phương đều có một tinh thần đổi mới đang lan tỏa rất mạnh mẽ.

Bí thư Đảng ủy phường Thạch Khôi, TP Hải Phòng Nguyễn Văn Kiên: “Sẵn sàng cho một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

11.jpg
Bí thư Đảng ủy phường Thạch Khôi, TP Hải Phòng Nguyễn Văn Kiên

Việc tổ chức sắp xếp lại đơn vị hành chính là cơ hội lớn để đổi mới toàn diện, tạo đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng, dịch vụ và cải thiện chất lượng sống của người dân. Đối với thành phố Hải Phòng mới, đây là cơ hội để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, nhân lực, văn hóa truyền thống, trở thành động lực tăng trưởng mới của cả vùng và đất nước.

Việc vận hành mô hình mới chưa có trong tiền lệ, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn đòi hỏi sự quyết tâm chính trị cao, linh hoạt, sáng tạo để đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục, không bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, văn hóa, phong tục, tập quán của các địa phương cần thời gian để hòa nhập; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng chưa phù hợp, chưa đảm bảo, ít nhiều ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức; số cán bộ chuyên sâu về khoa học công nghệ chưa nhiều, kỹ năng còn thiếu, khối lượng công việc nhiều lên, trong khi Nhân dân đang kỳ vọng rất cao vào bộ máy mới.

Ngoài ra, chúng tôi còn gặp khó trong việc cân bằng giữa duy trì truyền thống cũ với việc kiến tạo một mô hình mới, hiện đại, phù hợp hơn với xu thế phát triển đô thị và yêu cầu chuyển đổi số toàn diện. Nhưng chúng tôi cũng ý thức rằng, chính trong khó khăn sẽ là thời cơ để rèn luyện, để đổi mới và để trưởng thành. Vì thế mà tất cả chúng tôi đều đã sẵn sàng cho một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bà Vũ Thị Thu Hà, phường Ngô Quyền, TP Hải Phòng cho biết: “Là một trong những công dân đầu tiên đến phường làm thủ tục hành chính ngày đầu vận hành chính quyền hai cấp. Cán bộ làm việc rất tận tình, chu đáo, dù ngày đầu tiên nhưng mọi công việc rất nhanh gọn, thuận lợi”.

Không khí vận hành chính quyền 2 cấp ở Hà Tĩnh

Cùng với cả nước, 2 ngày qua, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các xã, phường ở Hà Tĩnh luôn bừng lên không khí làm việc sôi nổi, nghiêm túc.

Sự kiện trọng đại này là cột mốc quan trọng trong lộ trình cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Theo ghi nhận, sáng 2/7, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công phường Thành Sen đã đón hàng trăm người dân đến làm hồ sơ, thủ tục.

Bầu bí mà ngày nào cũng “nạp” 2 ly trà sữa, mẹ trẻ phải vào ICU cấp cứu, con sinh non chỉ nặng 1,6kg

Sinh non ở tuần 32, con chỉ nặng 1,6kg, mẹ hai lần vào phòng hồi sức tích cực ICU vì thói quen tưởng như vô hại.

Trong thai kỳ, chế độ ăn uống là yếu tố quyết định trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, một trường hợp vừa được ghi nhận tại Trung Quốc đang gây xôn xao dư luận khi một bà mẹ trẻ đã liên tục uống trà sữa thay cho nước lọc, dẫn đến tăng huyết áp thai kỳ, phải nhập viện cấp cứu, con sinh non với cân nặng chỉ 1,6kg.

Theo Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nam, chị Lý, 28 tuổi, hiện đang mang thai tuần thứ 32, đã đến bệnh viện khám vì cảm thấy chóng mặt và buồn nôn. Sau khi thăm khám, chị được chẩn đoán mắc chứng tăng huyết áp do thai kỳ.

Hôm nay, toàn quốc chính thức vận hành chính quyền 2 cấp

Từ hôm nay, ngày 1/7, 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã.

Sáng ngày 1/7, tất cả 3321 đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh, thành trên cả nước bước vào ngày vận hành đầu tiên sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Bộ máy chính quyền địa phương của cả nước chính thức bước vào giai đoạn mới, chuyển từ chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp.

876.jpg
Người dân đến làm việc tại Trung tâm hành chính công phường Tứ Minh, TP Hải Phòng.