Covid-19: Khách nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu sân bay buộc phải đeo khẩu trang?

(Kiến Thức) - Ngoài quy định bắt buộc hành khách từ nước ngoài phải đeo khẩu trang khi vào cảng hàng không làm thủ tục nhập cảnh, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 còn có các giải pháp quản lý chặt chẽ khách quá cảnh (transit) tại Việt Nam...

Thực hiện kết luận của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản khuyến cáo việc đeo khẩu trang để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng.
Với Cục Hàng không, Bộ GTVT yêu cầu thông báo cho các hãng hàng không của Việt Nam hướng dẫn và khuyến cáo hành khách đeo khẩu trang trên máy bay, tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch. 
Cục Hàng không cũng phải thông báo các hãng hàng không nước ngoài có chuyến bay đến Việt Nam về khuyến cáo hành khách đeo khẩu trang khi đi vào các nhà ga ở sân bay của Việt Nam.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục: Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường sắt Việt Nam khẩn trương chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải, chủ phương tiện khuyến cáo tới tất cả người điều khiển, người phục vụ và hành khách đi trên phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, phà, máy bay…) đeo khẩu trang trong suốt thời gian di chuyển để hạn chế nguy cơ lây lan dịch Covid-19.
Giám đốc các cảng hàng không, nhà ga đường sắt, bến tàu, bến xe, trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc tuyên truyền và nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang khi vào các khu vực cảng hành khách, các nhà ga, bến tàu xe, trạm dừng nghỉ và những nơi tập trung đông người.
Covid-19: Khach nuoc ngoai nhap canh cua khau san bay buoc phai deo khau trang?
Từ 6h00 ngày 13/3, các hành khách trên các chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam thực hiện đeo khẩu trang bắt buộc trong suốt chuyến bay và tại khu vực sân bay. Ảnh: Vietnamnet. 
Trước đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 sáng 11/3, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất việc thực hiện nghiêm khai báo y tế bắt buộc với những người nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài, đều phải khai báo y tế bắt buộc. Các trường hợp khai báo không trung thực, không đầy đủ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, để ngăn chặn dịch bệnh từ đường hàng không, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, dự lệnh từ 6h00 ngày 13/3, các hành khách trên các chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam thực hiện đeo khẩu trang bắt buộc trong suốt chuyến bay và tại khu vực sân bay. Đối với các chuyến bay của các hãng nước ngoài đến và rời Việt Nam, ngành Hàng không khuyến nghị mạnh mẽ hành khách, phi hành đoàn… đeo khẩu trang trên chuyến bay và đeo khẩu trang bắt buộc tại khu vực sân bay, để tránh lây nhiễm virus Covid-19, đảm bảo an toàn cho hành khách và phi hành đoàn.
“Trước khi làm thủ tục nhập cảnh, hành khách sẽ được phát khẩu trang miễn phí, được yêu cầu tuân thủ việc đeo khẩu trang và các hướng dẫn của ngành Hàng không theo quy định của Việt Nam,” Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.

Video "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp quản lý chặt chẽ khách quá cảnh (transit) tại Việt Nam, yêu cầu các cảng hàng không quốc tế bố trí khu riêng phục vụ cho khách quá cảnh (nghỉ ngơi, mua sắm đồ lưu niệm). Trong thời gian chờ bay, hành khách nếu thuộc diện nghi ngờ, tuổi cao có bệnh nền, người có triệu chứng dịch tễ,… thì tuyệt đối không được nhập cảnh. Các trường hợp còn lại muốn nhập cảnh thì phải khai báo y tế bắt buộc…
Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh Covid-19!
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch Covid-19.

Covid-19: Sống chung F2,3,4 cách ly tại nhà, như nào an toàn?

(Kiến Thức) - Người được cách ly tại nhà tốt nhất nên ở một phòng riêng. Người thân hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi cần tiếp xúc.

Theo quy định của Bộ Y tế, các trường hợp mắc Covid-19 được coi là F0, những người tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với người mắc được gọi là F1. Tiếp đến, những người có tiếp xúc gần với F1 gọi là F2, tiếp xúc gần với F2 là F3 và các trường hợp tiếp xúc gần khác là F4, F5,...

Bệnh nhân F0 (dương tính hoặc được xử lý như dương tính) được điều trị tại Bệnh viện.

Covid-19: Song chung F2,3,4 cach ly tai nha, nhu nao an toan cho nguoi than, cong dong?
Trường hợp F2 (tiếp xúc F1) làm theo hướng dẫn của cán bộ y tế (có thể cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung).
F1 (tiếp xúc ca trực tiếp dương tính) được cách ly theo nguyên tắc đưa đến bệnh viện gần nhất, tiện nhất.
F2 (tiếp xúc F1) làm theo hướng dẫn của cán bộ y tế (có thể cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung)
Biện pháp cách ly tại nhà (nơi lưu trú) được áp dụng với những người F2 (tiếp xúc F1), F3 (tiếp xúc F2) và F4 (tiếp xúc F3). Những người này phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Làm gì khi cách ly tại nhà:
Nên ở phòng riêng
Người được cách ly tốt nhất nên ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 m.
Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng.
Hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình
Người cách ly hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú. Những người này cần tự theo dõi sức khỏe, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
Đo thân nhiệt, ghi lại tình trạng sức khỏe 2 lần/ngày
Covid-19: Song chung F2,3,4 cach ly tai nha, nhu nao an toan cho nguoi than, cong dong?-Hinh-2
Hàng ngày, người cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần sáng - chiều, ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe. Ảnh minh họa.

Hàng ngày, người cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần sáng - chiều, ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe. Sau đó, thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng - chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

Thông báo ngay cho cán bố y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở.

Video "Cố tình lây virus Corona có thể bị tử hình". Nguồn: VTC Now.

Cần làm gì khi gia đình có người thuộc diện cách ly:
Đối với thành viên hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly tại nhà, ngành y tế Hà Nội khuyến cáo:
- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi cần tiếp xúc.
- Hàng ngày, lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng, tẩy rửa.
- Giúp đỡ, động viên với người được cách ly.
- Thông báo cho cán bộ y tế khi người cách ly có triệu chứng mắc bệnh.
- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dụng cụ sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly nếu có yêu cầu.
- Không tổ chức hoạt động đông người tại nhà.

Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh Covid-19!

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch Covid-19.


Đeo khẩu trang 12 tiếng mỗi ngày phòng CoViD-19, làn da của cô gái thay đổi đáng kinh ngạc

(Kiến Thức) - "Sau nhiều ngày liên tục đeo khẩu trang, da tôi không hề nổi mụn, còn mềm mại và mịn màng như trứng luộc. Thế nhưng tôi vẫn cần đi ngủ sớm để da sáng hơn", cô cho biết.