Công thức đơn giản cho một giấc ngủ ngon, bạn tìm kiếm mãi

Mất ngủ có thể khiến một người cảm thấy lo lắng và cáu kỉnh hoặc hay quên và không thể tập trung. Không phải ai cũng có trọn vẹn cho mình một giấc ngủ đủ và sâu, không bị mệt.

Giấc ngủ ngon là gì?
Sau một ngày làm việc căng thẳng ai cũng thèm 1 giấc ngủ ngon. Thế nhưng khi được hỏi thế nào là một giấc ngủ ngon thì không phải ai cũng biết. Nhằm giúp mọi người thay đổi nhận thức về giấc ngủ và điều chỉnh những hành vi và thói quen của mình để tạo được quãng thời gian nghỉ ngơi tốt nhất, các chuyên gia của Tổ chức giấc ngủ Quốc gia (NSF) đã đưa ra tiêu chuẩn để định lượng một giấc ngủ ngon: thời gian ngủ, thói quen khi ngủ.
Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn công thức tuyệt vời để cải thiện giấc ngủ, dành cho những ai muốn có giấc ngủ ngon có thể dễ dàng thay đổi được chất lượng giấc ngủ thường ngày của mình.
Cong thuc don gian cho mot giac ngu ngon, ban tim kiem mai
Ảnh minh họa. 
Công thức được tính như sau:
Thời gian bắt đầu ngủ + 90 phút * "n" + 14 phút = Thời gian thức giấc
Trong đó, "n" có giá trị từ 3 đến 6 thì giấc ngủ của bạn sẽ thoải mái nhất.
Hiểu một cách đơn giản hơn, bạn có thể ngủ chính xác là 9 tiếng 14 phút, 7 tiếng 44 phút, 6 tiếng 14 phút hoặc 4 tiếng 44 phút đều mang lại cho bạn cảm giác tỉnh táo vào sáng ngày hôm sau.
Theo đó, nếu bạn thức dậy vào 6 giờ sáng thì bạn nên đi ngủ vào lúc 20h46 phút hoặc 22h16 phút, 23h 46 phút hay thậm chí là 1h16 phút. Hay nếu muốn thức dậy vào lúc 7 giờ sáng, bạn cần lên giường lúc 21h46 phút, 23h16 phút, 00h46 phút hay 2h16 phút cũng khả thi.
Áp dụng phương pháp này đảm bảo bạn sẽ có một giấc ngủ ngon, thoải mái, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, bài viết không khuyến cáo các bạn thức quá muộn.

Giữ thói quen này có thể phá hỏng giấc ngủ ngon của bạn

(Kiến Thức) - Cuộc sống hiện đại với quá nhiều công việc, cộng với những thói quen sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ ban đêm của bạn mà không biết.

Giu thoi quen nay co the pha hong giac ngu ngon cua ban

Không ra ngoài ánh sáng: Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự liên quan giữa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời với giấc ngủ ban đêm và kết luận rằng ánh nắng là thứ đầu tiên trong buổi sáng có thể điều chỉnh nhịp sinh lý học – tức thay đổi về thể chất, tinh thần và hành vi theo độ sáng, tối của môi trường. Khi tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng và trong ngày, cơ thể trở nên tỉnh táo, nhịp sinh học tăng lên và khiến chúng ta buồn ngủ hơn vào buổi tối. (Ảnh: Shutterstock) 

Áp dụng những cách này để ngủ ngon mỗi ngày

Nếu bạn muốn thoát khỏi kiếp “cú đêm” mà không phải dùng tới những viên thuốc an thần ru ngủ độc hại thì hãy tham khảo ngay những mẹo nhỏ hữu ích dưới đây.

1. Luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng

Ăn mướp theo cách này tốt bằng vạn lần uống thuốc bổ

Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

An muop theo cach nay tot bang van lan uong thuoc bo
Ảnh minh họa: Internet 
Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.
Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm (cả vỏ). Món ăn này vừa trị bệnh, vừa khỏe người, làm đẹp da.
Quả mướp nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Quả mướp non ninh với chân giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông; xơ mướp được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Thân cây mướp: Lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi.
An muop theo cach nay tot bang van lan uong thuoc bo-Hinh-2
Quả mướp nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Ảnh minh họa: Internet. 
Lá mướp (dùng lá bánh tẻ), thu hái quanh năm, để tươi hoặc phơi khô. Dược liệu có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm ho, giải độc, tiêu thũng…