Coi chừng nguy cơ đau mắt đỏ có thể khiến trẻ mù lòa

(Kiến Thức) -  Đau mắt đỏ, đau mắt dịch là một bệnh nguy hiểm do tính chất dễ lây và ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và học tập của người bệnh. 

Hỏi: Con tôi được 8 tháng tuổi, cháu bị đau mắt đỏ đã 5 ngày, mắt sưng, đỏ nhiều, có sốt. Tôi cho cháu nhỏ cùng lúc thuốc argyrol và tobrex có được không? Tôi có cần cho cháu đi khám chuyên khoa nhi hoặc mắt không? - Vũ Thu Hường (Hà Nội).
Coi chung nguy co dau mat do co the khien tre mu loa
 Ảnh minh họa.
TS Vũ Quốc Lương, Bệnh viện Mắt T.Ư: Mặc dù không phải là một bệnh nặng có thể dẫn đến mù lòa nhưng đau mắt dịch là một bệnh nguy hiểm do tính chất dễ lây và ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và học tập của người bệnh. 
Với cháu nhỏ 8 tháng tuổi, bạn chỉ nên nhỏ thuốc tobrex, ngừng nhỏ argyrol do argyrol có thể gây kích thích. Cũng có thể kết hợp tra thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt Cravit với liều 1 - 2 lần/ngày nếu là thuốc mỡ, 4 - 6 lần/ngày nếu là dung dịch. 
Tuy nhiên, để cẩn thận, bạn nên đưa con đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh của cháu, từ đó có lời khuyên phù hợp. Tại gia đình thì nên lau sạch đồ chơi, vật dụng của trẻ bị bệnh với dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng để tránh lây nhiễm.

Bài thuốc trị đau mắt đỏ cực nhanh bằng cây cỏ quanh nhà

(Kiến Thức) - Đau mắt đỏ gây ra nhiều phiền toái và thường kéo dài. Với những cây cỏ quanh nhà, bạn có thể tự chế được bài thuốc trị đau mắt đỏ cực hiệu quả. 

Bai thuoc tri dau mat do cuc nhanh bang cay co quanh nha
1. Hạt cây thì là: Chỉ cần một nhúm hạt cây thì là các bạn có thể có được bài thuốc trị đau mắt hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, rửa sạch hạt thì là đun với nước, để nguội và lọc lấy nước rửa mặt 2 lần/ngày giúp người bệnh giảm đau, tấy đỏ và viêm ở mắt. Ảnh: suckhoedoisong.vn. 

9 “thủ phạm” gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ

(Kiến Thức) - Tiểu rắt, tiểu buốt, chuyên môn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ. Theo Prevention, có 9 nguyên nhân phổ biến dẫn đến căn bệnh này ở phụ nữ.

9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu

Một số triệu chứng chính của UTI là đau vùng chậu, đi tiểu thường xuyên, cảm giác nóng và đau trong khi đi tiểu, ngứa ở bộ phận sinh dục, có máu trong nước tiểu, cúm, xuất dịch âm đạo... Cả nam và nữ đều có thể bị UTI; tuy nhiên, bệnh này phổ biến hơn ở phụ nữ.

9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu-Hinh-2
Do mãn kinh: Theo Viện Đái tháo đường & Tiêu hóa và Bệnh thận Mỹ (NIDDK), nhiễm trùng đường tiết niệu rất phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh. Lý do, việc sản xuất estrogen của cơ thể giảm mạnh dẫn đến sự thay đổi pH âm đạo, xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn và nấm men âm đạo, làm tăng cơ hội nhiễm trùng.
9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu-Hinh-3
Tiểu tiện trước khi “yêu”: Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008 công bố trên tạp chí Journal of General Internal Medicinet cũng cho thấy, “chuyện ấy” cũng có liên quan đến nguy cơ UTI ở phụ nữ sau mãn kinh, kể cả phụ nữ lớn tuổi.
9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu-Hinh-4
Do táo bón: Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh UTI mà nhiều người không biết. Khi táo bón, phân không thể đi ra dễ dàng, người bệnh thường căng cơ trực tràng để đẩy phân ra ngoài. Khi có nhiều áp lực lên các cơ trực tràng, bàng quang cũng có thể bị viêm và nhiễm trùng gây ra bệnh UTI.
9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu-Hinh-5
Tiêu chảy ngược lại với táo bón, người bị tiêu chảy có phân lỏng, do nhiễm trùng dạ dày hoặc vì các lý do khác. Các vi khuẩn trong phân lỏng bị nhiễm độc có thể đi vào đường tiểu, vì trực tràng và niệu đạo ở gần đường tiểu nên có thể gây nhiễm trùng đường tiểu
9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu-Hinh-6
Do bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu cao, lượng đường dư sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển quá mức của vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng.
9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu-Hinh-7
Nhịn tiểu: Theo nghiên cứu, nhịn tiểu trong 6 giờ trở lên có thể làm gia tăng bệnh UTI vì vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. Vì lý do này, khi đi du lịch, hay hoạt động trong môi trường đặc biệt khác không nên nhịn tiểu quá lâu để giảm nguy cơ mắc bệnh.
9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu-Hinh-8
Mất nước: Uống nhiều nước không chỉ làm dịu cơn khát, mà còn làm giảm UTI. Khi tiểu thường xuyên, cơ thể có thể loại bỏ mọi vi khuẩn tồn tại trong đường tiết niệu, vì vậy hãy uống 6 - 8 cốc nước 8 ounce (230 gam)/ngày để giảm ngừa nhiễm trùng.
9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu-Hinh-9
Sử dụng các sản phẩm vệ sinh nữ: Nhiều phụ nữ sử dụng các sản phẩm vệ sinh làm sạch âm đạo chứa các hóa chất cũng có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiểu, gây nhiễm trùng. Tùy thuộc vào lưu lượng hành kinh mà dùng và thay băng vệ sinh cho thích hợp, tránh dùng qua đêm, tốt nhất nên thay tampon sau 4 đến 6 giờ sử dụng.
9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu-Hinh-10
Đồ lót không thoải mái: Đồ lót của phụ nữ có thể là nguyên nhân phát sinh bệnh UTI, vì vậy nên mặc đồ lót thoáng khí, cotton giúp ngăn ngừa độ ẩm quá mức khiến vi khuẩn phát triển.
9 “thu pham” gay nhiem trung duong tiet nieu o phu nu-Hinh-11
Sỏi thận: Sỏi thận là những khoáng chất cứng hình thành bên trong thận, có thể chặn đường tiết niệu và nước tiểu. Sỏi thận có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách chống lưng cho vi khuẩn có thêm thời gian để phát triển. Vì vậy khi thấy có triệu chứng UTI, nên đi khám thận, nếu có vấn đề nên can thiệp càng sớm càng tốt. Ảnh: Internet. 

Video "Quét sạch bệnh tt bằng 8 loại rau của không ai ngờ". Nguồn: CSHP.