Cô gái trẻ không dám bắt tay ai vì mang căn bệnh 1% dân số mắc

Bàn tay lúc nào cũng ẩm ướt, ra nước nhiều khiến tay lúc nào cũng bị lạnh. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da dễ bị tổn thương do nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm móng, viêm đầu ngón, kẽ tay hoặc nấm và lở loét bàn tay...

Tự ti, không dám bắt tay ai
Hương Anh (22 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, cô bị mắc chứng ra mồ hôi tay quanh năm. Mùa hè, thời tiết nóng nực mồ hôi ra tay đã đành nhưng mùa đông lạnh buốt tay vẫn dấp dính mồ hôi.
Tình trạng này càng trở nên trầm trọng nếu lúc đó Hương Anh gặp vấn đề gì khiến cô căng thẳng, lo lắng.
“Nhớ mãi lần đầu tiên tôi được giao đi gặp đối tác. Một mình thực hiện nên tôi chuẩn bị khá kỹ nội dung bản hợp đồng, dự phòng cả những tình huống có thể phát sinh để thuyết phục đối tác.
Tôi đến gặp khách hàng có chút lo lắng, hồi hộp. Nhưng vừa đến nơi, đối tác chủ động chìa tay ra bắt thì tôi lại ngập ngừng. Chỉ trong tích tắc mất bình tĩnh, bàn tay tôi đã kịp ra mồ hôi ướt nhẹp trong khi đối tác vẫn đang chờ đón cái bắt tay giao đãi.
Không còn cách nào, tôi đành chìa bàn tay đầy mồ hôi ra… mà không khỏi ngượng ngùng.
Co gai tre khong dam bat tay ai vi mang can benh 1% dan so mac
TS. BS Nguyễn Hữu Quang thăm khám cho bệnh nhân
Sự tự tin biến mất, cả buổi làm việc tôi liên tục phải lau tay và gần như mọi sự chuẩn bị của tôi về các điều khoản hợp đồng đều biến mất. Kết quả, là sau một hồi nghe tôi lắp bắp giải thích, ông chủ của doanh nghiệp lịch sự nói rằng… sẽ xem xét kỹ hơn mà không ký ngay hợp đồng như dự kiến ban đầu của bên tôi”, Hương Anh than phiền.
Sau lần đó, cô gái trẻ này không bao giờ dám chìa tay cho ai bắt, đồng thời cô đã phải đến viện cầu cứu bác sĩ. Tại bệnh viện cô được chẩn đoán bị tăng tiết mồ hôi tay. Đây là căn bệnh 1% dân số mắc. Tuy nhiên, vì một vài lý do, cô gái này cân nhắc chưa thực hiện phẫu thuật.
Được biết, trường hợp của Hương Anh không phải là hiếm gặp. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, hàng tháng tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân điều trị chứng tăng tiết mồ hôi tay, chân.
Chị N.T.H, 33 tuổi, ở Nam Định mắc chứng tăng tiết mồ hôi tay từ nhỏ, lúc nào bàn tay cũng ẩm ướt dù trời lạnh hay nóng nực. Đặc biệt những lúc tâm lý căng thẳng, stress, hai bàn tay chị H mồ hôi chảy ròng ròng.
Người phụ nữ này cũng “sợ” nhất khi “phải gặp đối tác”. “Cứ nghĩ đến đoạn bắt tay giao tiếp mà bàn tay ẩm ướt tôi thấy rất mặc cảm và tự ti. Bực nhất, mỗi khi gặp phải khách khó tính khiến tâm lý căng thẳng, khi ấy mồ hôi tay tôi cứ chảy ròng ròng. Thấy ai mách ở đâu bán thuốc chữa bệnh này tôi cũng áp dụng nhưng không hiệu quả”, chị T. H cho biết.
TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ & PHCN, tăng tiết mồ hôi tay là lòng bàn tay lúc nào cũng ẩm ướt kể cả khi thời tiết lạnh giá. Tỷ lệ người mắc chiếm 1% dân số. Mặc dù tăng tiết mồ hôi tay không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng có thể gây nhiều phiền toái trong công việc và cuộc sống của người mắc phải.
“Bàn tay lúc nào cũng ẩm ướt, ra nước nhiều khiến tay lúc nào cũng bị lạnh. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da dễ bị tổn thương do nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm móng, viêm đầu ngón, kẽ tay hoặc nấm và lở loét bàn tay”, bác sĩ Quang cho hay.
TS. BS Hữu Quang lý giải, tiết mồ hôi là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể do tuyến ecrine và apocrine kết hợp nhằm làm ẩm da và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tuyến ecrine có ở khắp bề mặt da của cơ thể, bài tiết ra nước và điện giải. Tuyến apocrine có ở các vùng nếp gấp như bẹn, nách - bài tiết chất béo. Nhưng khi mồ hôi bài tiết nhiều quá sẽ thành bệnh.
“Trước kia để điều trị bệnh này, bác sĩ đã dùng biện pháp châm cứu, đông y kết hợp với điện di bàn tay nhưng hiệu quả không cao. Thậm chí, trước đó nữa bác sĩ đã dùng biện pháp tiêm nước sôi giúp điều hòa giữa thần kinh giao cảm và đối cảm, tuy nhiên, đường tiêm từ sau lưng đi vào hạch là đường tiêm mò, nên dễ để lại biến chứng như chọc vào mạch máu, gây chảy máu, dính phổi…”, TS. BS Hữu Quang thông tin.
Ngày nay, khoa học phát triển, các bác sĩ áp dụng đốt hạch giao cảm qua mổ nội soi, tỷ lệ thành công cao, không mất máu, không để lại sẹo. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn trải qua cuộc mổ và không triệt để bởi quy luật tiết mồ hôi bù trừ, tức là sẽ tiết sang vùng khác.
Có thể điều trị dứt điểm
Bác sĩ Quang cũng cho biết, điều trị tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay tuy khó nhưng ngày nay đã trở nên đơn giản nhờ phương pháp tiêm Botulinum toxin. Bởi trước đây, khi tiêm Botulinum toxin vào lòng bàn tay các bác sĩ phải dùng phương pháp gây mê. Nếu vô cảm không tốt, có nghĩa là không gây mê hoàn toàn thì người bệnh không giảm đau được, sẽ rất khó thực hiện.
“Vì thế chúng tôi đã nghiên cứu phương pháp vô cảm vào nhánh dây thần kinh. Tức là chỉ cần tiêm thuốc tê vào 1 - 2 điểm gốc dây thần kinh, có thể vô cảm hoàn toàn lòng bàn tay và lòng bàn chân. Khi tiêm Botulinum toxin, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo.
Co gai tre khong dam bat tay ai vi mang can benh 1% dan so mac-Hinh-2
TS. BS Nguyễn Hữu Quang thực hiện tiêm Botulinum toxin cho bệnh nhân bị mồ hôi tay
Thường sau tiêm 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả, và sau 1-2 tuần sẽ đạt hiệu quả tối đa của thuốc. Theo các nghiên cứu, mỗi lần tiêm Botulinum toxin sẽ có tác dụng khoảng 6-9 tháng. Nếu tiêm nhắc lại liên tiếp 4 lần thì hiệu quả kéo dài trên 5 năm”, BS Hữu Quang thông tin.
Trở lại với trường hợp bệnh nhân T. H (Nam Định) hai năm nay chứng ra mồ hôi tay của chị đã chấm dứt khi sử dụng kỹ thuật tiêm Botulinum với 4 liệu trình theo sự chỉ định của bác sĩ.
Là người trực tiếp điều trị cho chị H, TS.BS Nguyễn Hữu Quang cho biết, việc xác định các vị trí tiêm, cũng như tính toán được hàm lượng thuốc bao nhiêu, sẽ ức chế tốt việc dẫn truyền thần kinh cơ/thần kinh tuyến để không tiết mồ hôi.
“Nhưng nếu tiêm không đúng lớp, không đúng vị trí thì thuốc có thể khuếch tán vào cơ, dẫn đến bị liệt cơ (yếu bàn tay, không có duỗi được...). Hoặc tiêm nhiều, mạnh tay sẽ khiến tay bị khô như da rắn. Do vậy, người bệnh cần đến cơ sở có đủ trang thiết bị và kỹ thuật để tránh tai biến không đáng có”, TS.BS Nguyễn Hữu Quang phân tích.
Được biết, Botulinum toxin là độc tố, đã được FDA chứng nhận khá an toàn và hiệu quả cho điều trị tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, và cũng có thể điều trị các vùng khác như trán, ngực, bụng...
TS. BS Nguyễn Hữu Quang nhấn mạnh, một trong những điểm khác biệt ở tiêm Botulinum toxin giúp điều trị dứt điểm chứng tăng tiết mồ hôi tay là chúng tôi lựa chọn vùng, điểm tiêm và liều lượng, giúp lòng bàn tay không bị quá khô, vẫn có đủ lượng mồ hôi để điều hòa cơ thể. Tuy nhiên phương pháp này có nhiều rủi ro, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và hiểu rõ về kỹ thuật này.

Căn bệnh khiến thịt hóa thành xương

Người mắc bệnh FOP khiến cho xương và các mô mềm dần hòa vào nhau, có thể dẫn đến bị liệt cả người do giảm khả năng cử động.

Vài tuần trước, tôi có dịp tiếp xúc một trong những căn bệnh hiếm nhất trên thế giới có tên Fibrodysplasia ossificans progressiva (FOP). Hiện nay, khoảng 900 bệnh nhân FOP toàn cầu, theo ước tính của tổ chức NORD.

Bệnh FOP do dị biến ở gene ACVR1 dẫn đến sự chuyển đổi thành của xương từ các vùng không phải là xương như dây chằng, cơ bắp, hay dây gân. Gene ACVR1 dị biến khiến chúng có thêm chức năng làm cho thụ thể ALK2 kích thích chuỗi phản ứng Bone Morphogenetic Protein (BMP) dẫn đến kích hoạt Smads 1/5/8, làm tế bào gốc chuyển đổi thành tế bào xương.

Việt Nam chưa ghi nhận trẻ mắc viêm gan cấp tính bí ẩn

Đại diện Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế chiều 3/5 khẳng định Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ.

Hiện Cục Y tế dự phòng đang chủ động triển khai các biện pháp theo dõi, tăng cường giám sát để phát hiện sớm ca bệnh theo khuyến cáo và có biện pháp đáp ứng nhanh khi có ca bệnh xâm nhập.

Vị này cũng cho biết đã nắm được các số liệu liên quan bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân xảy ra ở trẻ nhỏ từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay CDC Hoa Kỳ.

Ảnh minh họa

Giữa tháng 4, Văn phòng của WHO tại châu Âu cho biết nước Anh đang chứng kiến "sự gia tăng đáng kể và đột ngột" của các trường hợp viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ, được cho là có liên quan tới bệnh COVID-19.

Cách đây ít ngày, WHO cho hay trong những tuần gần đây khoảng 190 trẻ tại 11 quốc gia, trong độ tuổi từ 1-6, có tiền sử khỏe mạnh, đã mắc bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân. Trong khi đó, bang Wisconsin của Mỹ đang điều tra một trường hợp tử vong tại bang này.

Tờ TTXVN ngày 2/5 đưa tin, Bộ Y tế Indonesia khuyến cáo người dân tăng cường theo dõi và cảnh giác với bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em sau khi nước này ghi nhận 3 trường hợp bệnh nhi tử vong nghi ngờ do bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân.

Trong thông cáo báo chí phát đi ngày hôm qua, Bộ Y tế Indonesia cho biết 3 bệnh nhi tử vong có các triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy nặng, sốt, vàng da, co giật và mất ý thức.

Bộ này cũng khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ em có những biểu hiện trên đây đến bệnh viện sớm.

Một nghiên cứu do Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho thấy 9 trẻ em ở bang Alabama mắc bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân đều có kết quả xét nghiệm dương tính với một mầm bệnh phố biến được gọi là adenovirus 41.

Trong tuyên bố, CDC Hoa Kỳ khẳng định: "Tại thời điểm này, chúng tôi cho rằng adenovirus có thể là nguyên nhân gây ra các ca bệnh đã được báo cáo. Tuy nhiên, các yếu tố khác vẫn đang được điều tra, trong đó có yếu tố môi trường".

Theo CDC Mỹ, adenovirus 41 được biết đến là loại virus gây bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em, song ít được cho là nguyên nhân gây bệnh viêm gan ở trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, một cuộc điều tra đã loại trừ các yếu tố phơi nhiễm phổ biến khác, trong đó có COVID-19; virus viêm gan A, B và C; viêm gan tự miễn và bệnh Wilson.

CDC Mỹ khuyến cáo cần tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh cho trẻ, bố mẹ và người chăm sóc cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa, trong đó có giữ vệ sinh tay, tránh tiếp xúc với người bệnh, che miệng khi ho và hắt hơi, tránh tiếp xúc mắt, mũi, miệng.

Căn bệnh có tới 15% dân số thế giới nhiễm

Các nhà khoa học ước tính gần 15% dân số thế giới đã mắc bệnh Lyme có thể gây ra các biến chứng suy nhược nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh Lyme gây ra tình trạng viêm nhiễm sau khi người mắc bị bọ ve đốt.

Bệnh nhân có thể bị chẩn đoán nhầm vì các triệu chứng ban đầu giống như cúm. Xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng cho kết quả chuẩn xác, đặc biệt là ở giai đoạn đầu.

Can benh co toi 15% dan so the gioi nhiem

Vết phát ban ở người mắc bệnh Lyme. Ảnh: Euractiv

Một quan niệm sai lầm phổ biến là bệnh có thể được phân biệt bằng phát ban mắt bò. Theo đó, người nhiễm bị mẩn đỏ ở vùng bị bọ ve cắn. Vết mẩn có hình tròn màu đỏ với khoảng trắng hoặc đỏ đậm hơn ở giữa.

Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng một phần tư số bệnh nhân không bị bất kỳ tổn thương da nào.

Chia sẻ trên BMJ Global Health, các nhà khoa học từ Trung Quốc ước tính 14,5% dân số thế giới đã mắc bệnh.

Họ đã phân tích 89 nghiên cứu về bệnh Lyme bao gồm các xét nghiệm máu của hơn 158.000 người. Nhóm tác giả nhận định, số ca bệnh dường như đang gia tăng nhưng cho biết, kết quả mang tính sơ bộ và cần các nghiên cứu sâu hơn.

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca mắc bệnh Lyme đã tăng 44% từ năm 1999 đến năm 2019.

Triệu chứng ban đầu giống như cúm

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Lyme bao gồm sốt, mệt mỏi kéo dài, nhức đầu, đau nhức cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết.

Hầu hết những người bị phát ban do bệnh Lyme sẽ có tổn thương màu đỏ trên da, đường kính khoảng 5cm. Các bác sĩ có thể dựa vào biểu hiện phát ban để chẩn đoán tình trạng bệnh mà không cần xét nghiệm máu.

Can benh co toi 15% dan so the gioi nhiem-Hinh-2

Bệnh lây truyền qua bọ ve. Ảnh minh họa: Medical News Today

Vi khuẩn lây lan bệnh qua bọ ve

Bệnh Lyme lây lan do bọ ve bị nhiễm bệnh. Chúng có thể bám vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể con người để truyền vi khuẩn gây bệnh Lyme nhưng thường được tìm thấy ở bẹn, nách và da đầu.

Không phải tất cả các vết cắn của bọ ve đều truyền vi khuẩn gây bệnh Lyme. Vết cắn của bọ ve không nhiễm bệnh cũng như các côn trùng hoặc nhện cũng không lan rộng ra.

Các biến chứng

Nếu vết cắn bị nhiễm trùng và không được chữa, hoặc điều trị không hiệu quả, vi khuẩn có thể di chuyển theo đường máu và gây phát ban ở các bộ phận khác của cơ thể.

Các biến chứng bao gồm viêm tim, suy giảm nhận thức, xệ mặt, viêm màng não, sưng đầu gối và viêm khớp.

Lúc này, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể chống lại vi khuẩn. Theo CDC Mỹ, chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể ngăn ngừa bệnh Lyme trở nặng.