Cô gái 19 tuổi thủng dạ dày vì nuốt phải khuyên đeo lưỡi

Cô gái 19 tuổi đang ăn bất ngờ chiếc khuyên đeo ở lưỡi rơi ra theo thức ăn nuốt xuống dạ dày. Bác sĩ nội soi gần hai giờ mới gắp được dị vật.

Ngày 3/3, Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết, khoa Cấp cứu Tiêu hóa đã tiếp nhận và cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân bị mắc dị vật kim loại trong quá trình ăn uống.
Trường hợp thứ nhất, cô gái 19 tuổi đang ăn bất ngờ chiếc khuyên đeo ở lưỡi rơi ra theo thức ăn nuốt xuống dạ dày, bác sĩ nội soi gần hai giờ mới gắp được dị vật. Bệnh nhân vào khoa Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau hai giờ nuốt phải khuyên lưỡi.
Ảnh CT bụng cho thấy dị vật kim loại kích thước 2 cm nằm trong lòng dạ dày bệnh nhân, nghi ngờ đâm vào thành dạ dày.
Co gai 19 tuoi thung da day vi nuot phai khuyen deo luoi
 Dị vật khuyên tai nằm trong dạ dày bệnh nhân - Ảnh BVCC
"Dị vật khi di chuyển có thể gây thủng đường tiêu hóa", TS.BS. Ngô Thị Hoài, Phó Chủ nhiệm khoa Cấp cứu Tiêu hóa nói.
Các bác sĩ quyết định nội soi gắp dị vật cấp cứu mặc dù bệnh nhân vừa ăn hai giờ nên thức ăn chưa tiêu hóa.
Sau khoảng 90 phút bơm nước vào dạ dày hút thức ăn ra, cuối cùng bác sĩ cũng gắp được dị vật ra ngoài.
Co gai 19 tuoi thung da day vi nuot phai khuyen deo luoi-Hinh-2
 Ca phẫu thuật cho bệnh nhân - Ảnh BVCC
Trường hợp 2, bệnh nhân nam 76 tuổi, trong khi ăn thịt gà đã nuốt cả một mảnh “xương gà” gây cảm giác nghẹn cứng và rất chói sau xương ức.
Bác sĩ quyết định soi thực quản dạ dày cấp cứu, khi soi thấy một dị vật xương gà cắm ngang thành thực quản. Tại vị trí này, khi rút xương ra ngoài rất dễ gây thủng thực quản, đâm xuyên vào các mạch máu lớn gần tim hoặc rơi vào đường thở. Sau 35 phút chọn lựa cách gắp xoay chiều mảnh xương đã được lấy ra ngoài không gây bất cứ một tổn thương nào cho bệnh nhân.
Co gai 19 tuoi thung da day vi nuot phai khuyen deo luoi-Hinh-3
 Dị vật được lấy ra - Ảnh BVCC
TS Hoài cho biết, tai nạn hóc dị vật đường tiêu hóa có thể gặp phải khi vừa ăn vừa nói như xương gà, xương cá; cũng có khi do thao tác tháo lắp như hàm giả của người già, khuyên đeo lưỡi của người trẻ. Đôi khi do nuốt phải như đồng xu, bàn chải đánh răng, kim băng...
Người bệnh nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để lấy dị vật ra ngoài. Nếu không lấy kịp thời, dị vật có thể đâm thủng đường tiêu hóa, nặng hơn thì có thể gây nhiễm khuẩn, áp xe trung thất hay trong ổ bụng, viêm phúc mạc, diễn biến nặng nguy cơ đe dọa tính mạng.

Khi ăn nên nhai kỹ, ăn từ từ, ăn xong mới nói. Không nên đeo khuyên lưỡi vì tính thẩm mỹ và không an toàn. Khi nuốt phải dị vật, tuyệt đối không tự xử lý ở nhà mà cần đến cơ sở y tế ngay.

Điều dưỡng Trần Thị Hạnh, khoa Cấp cứu Tiêu hoá, Bệnh viện TƯQĐ 108

Bé trai 11 tuổi nuốt nắp lon nước ngọt vào bụng

Theo bác sĩ thực hiện nội soi cho biết, dị vật có góc sắc nhọn, mảnh nên gây đau, chảy máu, trầy xước trong thực quản, dạ dày trẻ.

Theo thông tin từ bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi, bé trai 11 tuổi (Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi), được người nhà đưa vào bệnh viện này trong tình trạng nghẹn, đau tức vùng ngực.

Dịch vụ thai sản của Bệnh viện C hơn, thua Phụ sản Hà Nội?

Với các mẹ bầu, một trong những mối quan tâm lớn nhất chính là chọn bệnh viện để an tâm "vượt cạn". Trong đó, nhiều người "đặt lên bàn cân" giữa Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Phụ sản Hà Nội.

Dịch vụ thai sản trọn gói của Bệnh viện C có rẻ hơn Phụ sản Hà Nội?

Mắc cúm A và sởi, bé gái 5 tuổi bị đông đặc phổi

Sau ba tuần mắc sởi, bệnh nhi 5 tuổi sốt cao kéo dài, suy hô hấp, phổi đông đặc cả hai bên, xét nghiệm dương tính cúm A.

Thời điểm giao mùa giữa đông - xuân là giai đoạn bệnh cúm gia tăng mạnh tại Việt Nam, với số ca mắc tăng đáng kể tại các bệnh viện.