Chồng muốn đi làm lại sau thời gian dài ở nhà nội trợ

Lương giáo viên không cao, tôi đang muốn đổi sang công việc khác sao cho thu nhập có thể tốt hơn. Tôi suy nghĩ rất nhiều, nhưng quả thật không biết nên bắt đầu từ đâu.

Chong muon di lam lai sau thoi gian dai o nha noi tro
 Ảnh minh họa
Thanh Tâm thân mến!
Tôi lấy vợ năm 27 tuổi. Vợ tôi là nhà thiết kế, còn tôi làm giáo viên. Lấy nhau được 1 năm thì vợ tôi sinh con gái đầu lòng, sau đó 2 năm sau thì đẻ thêm 1 thằng con trai. Không may mắn, con trai của tôi là một đứa trẻ phát triển không bình thường. Nhà neo người, ông bà ở quê không thể lên đỡ đần. Lương của cả 2 cũng không phải là cao để có thể thuê giúp việc. Lúc ấy, 2 chúng tôi đã phải trao đổi về việc một trong 2 người phải hi sinh công việc để ở nhà chăm sóc, dạy dỗ con cái.
Cuối cùng, chúng tôi quyết định, trong vợ hoặc chồng, ai lương cao hơn sẽ tiếp tục đi làm, người còn lại thì xin nghỉ ở nhà làm nội trợ và hỗ trợ 2 con nhỏ. Lương của vợ cao hơn, trở thành thu nhập chính trong nhà. Tôi đã xin nghỉ dậy ở trường, nhận thêm vài đứa nhỏ để dạy kèm, chủ yếu là để ở bên con. Con lớn được 7 tuổi, vào lớp 2, rồi lên lớp 3... trộm vía con nhanh nhẹn và biết giúp đỡ bố mẹ, từ nhặt rau, vo gạo nấu cơm, tự giác học bài, tắm rửa... Nhưng đứa thì 2 thì khác... Số tuổi của con dù có tăng thêm, nhưng khả năng nhận thức của con lúc nào cũng như đứa trẻ lên hai, lên ba. Thằng bé hay nóng giận, vứt đồ bừa bãi, chưa biết đi vệ sinh đúng cách ngay cả khi con đã 5, 6 tuổi.
Năm vừa rồi con trai tôi bắt đầu đi học lớp 1. Thấy những đứa trẻ khác đọc thông viết thạo, làm toán nhoay nhoáy, tôi lại thấy đau lòng, rồi thi thoảng lại mắng chửi con. Tôi biết điều này là không nên. Bởi dù tôi có cư xử như thế nào, con tôi cũng không thể nào thay đổi được. Ngược lại, nó càng la hét, khóc lóc khiến tâm trạng của mình trở nên không thoải mái. Năm lớp 1 đã kết thúc, con trai tôi vẫn chưa biết đánh vần và làm toán trong phạm vi 10 vẫn bị sai. Năm sau, cháu sẽ phải tiếp tục học lại lớp 1. Thầy giáo chủ nhiệm đã khuyên vợ chồng tôi nên tìm cho con 1 ngôi trường phù hợp hơn, với lớp học và giáo viên có chuyên môn đặc thù hơn.
Cả 2 chúng tôi đều suy nghĩ về điều ấy. Nhưng quả thật, một mình vợ tôi đi làm cáng đáng chi tiêu cho cả nhà là quá vất vả. Tài chính của gia đình tôi không thể giúp con lớn đi học bình thường và tìm một lớp đặc biệt với mức học phí cao hơn cho con thứ hai. Bắt buộc, tôi phải tìm việc và đi làm lại. Điều đó lại đặt ra bài toán chăm sóc, đón đưa con cái. Chúng tôi lại suy nghĩ về việc sẽ gửi đứa lớn về quê nhờ ông bà trông, dồn tâm huyết và tiền bạc để hỗ trợ đứa nhỏ. Đứa lớn là đứa hiểu chuyện, tôi biết nếu trao đổi, con sẽ không phản đối. Tuy nhiên, tôi thật sự mong muốn có đủ điều kiện để cả gia đình được ở bên nhau.
Lương giáo viên không cao, tôi đang muốn đổi sang công việc khác sao cho thu nhập có thể tốt hơn. Tôi suy nghĩ rất nhiều, nhưng quả thật không biết nên bắt đầu từ đâu. Tôi đã nghỉ dạy khá lâu, giờ không có quan hệ, tìm việc lại trong các trường học thật khó khăn. Hơn thế nữa, ngoài các công việc nội trợ, lau dọn nhà cửa, chơi cùng các con... tôi không biết mình có thể làm được thêm việc gì để kiếm ra tiền. Vợ tôi là một người khó tính, thấy chồng như vậy cũng tỏ ra khó chịu và chút gì đó coi thường. Điều này khiến "người đàn ông" trong tôi bị tổn thương. Đôi khi tôi thấy hối hận vì quyết định lúc trước của mình. Nhưng rồi lại bần thần người, nếu lúc ấy tôi không về chăm con, thì bây giờ 2 đứa chúng sẽ ra sao? Rất mong nhận được lời khuyên từ chị.
Đức Hiếu (Hà Nam)
Chào anh Hiếu!
Đây hẳn là 1 giai đoạn khó khăn của gia đình anh. Anh đã phải hi sinh rất nhiều khi từ bỏ công việc của mình để dành thời gian chăm sóc các con. Anh là một ông bố tuyệt vời.
Nhưng có lẽ, việc đi làm trở lại là cần thiết khi các con lớn hơn. Điều đó không chỉ giúp 2 vợ chồng anh bớt áp lực về kinh tế mà còn tăng gắn kết vợ chồng. Nhân mùa hè, khi các con đang được nghỉ hè, anh thử tìm một công việc phù hợp. Theo tôi, anh không nên gửi con về cho ông bà và khoán cho cha mẹ mình nhiệm vụ nhiều khó khăn như vậy. Nếu đồng lòng, vợ chồng anh có thể giải quyết ổn thỏa được việc này. Bố mẹ có thể giải thích cho con lớn hiểu, để con cùng tham gia việc giúp đỡ em trai. Một đứa trẻ đặc biệt cần tình yêu thương và sự kiên nhẫn đặc biệt.

Sao TP.HCM chưa cho F0 không triệu chứng đi làm như Long An, Cà Mau?

Sáng 24/3, TP.HCM chính thức cho F1 đi học, đi làm với các điều kiện kèm theo nhằm hạn chế lây lan bệnh Covid-19.

Tại họp báo chiều 24/3, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, TP đã cho phép người tiếp xúc gần (F1) được đi học, đi làm. Các F1 này phải tiêm đủ mũi vắc xin hoặc từng mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng.

Đồng thời, theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 5 hoặc khi có triệu chứng. F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi học tập, làm việc bằng phương tiện cá nhân, tránh tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ, đeo khẩu trang, khử khuẩn....

Tuy nhiên, TP.HCM hiện vẫn chưa cho phép F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được đi học, đi làm như một số địa phương (Long An, Cà Mau)

Sao TP.HCM chua cho F0 khong trieu chung di lam nhu Long An, Ca Mau?
Hiện nay, F0 tại TP.HCM vẫn chưa được đi làm, đi học dù không có triệu chứng. 

4 bí quyết giữ chồng đi làm xa: Xa mặt nhưng không cách lòng

Nếu chồng đi làm xa mà vợ ít liên lạc thì chồng sẽ cảm thấy cô đơn, trống vắng, khi đó rất có thể anh sẽ tìm nơi khác giải khuây.

Vợ luôn làm tròn bổn phận làm dâu, làm vợ, làm mẹ để chồng yên tâm, tin tưởng

Chồng đi làm xa, thì người vợ phải sống có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ, con cái. Lúc này thì vợ sẽ bận rộn hơn nhưng khi vợ làm tốt vai trò của mình thì chồng mới có sự tôn trọng.

Đàn ông đi làm xa thì được ví như là đi đánh giặc ngày xưa. Hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới an tâm mà chiến đấu được, mới có thêm sức mạnh được. Cũng như vợ ở nhà có quán xuyến việc nhà chu toàn, chăm lo mọi việc chu đáo thì chồng mới yên tâm làm ăn, mới yên tâm kiếm tiền về lo cho gia đình.

Một người vợ đảm đang, giỏi giang thì người chồng nào mà chẳng tự hào, có người đàn ông nào mà chẳng hãnh diện, đi đâu cũng an tâm vì đã có vợ ở nhà.

Giữ liên lạc thường xuyên

Gọi điện mỗi ngày là cách giữ liên lạc tốt nhất với người chồng đang công tác xa nhà. Dù có bận rộn đến mấy cũng nên thường xuyên liên lạc với anh ấy mỗi ngày.

Ảnh minh họa.

Hơn nữa vợ chồng thường xuyên tâm sự, chuyện trò mỗi ngày sẽ khiến tình cảm của hai vợ chồng trở nên khăng khít hơn. Nếu chồng đi làm xa mà vợ ít liên lạc thì chồng sẽ cảm thấy cô đơn, trống vắng, khi đó rất có thể anh sẽ tìm nơi khác giải khuây. Ngoài việc gọi điện thường vợ nên gọi video để được nhìn thấy chồng, cũng là cách ngầm kiểm tra anh…

Gửi ảnh gia đình cho chồng

Ảnh minh họa.

Khi nhận được ảnh vợ con, người chồng chắc chắn sẽ cảm thấy ấm lòng, đồng thời cảm thấy có trách nhiệm với vợ con và anh ấy sẽ không làm điều gì sai trái cả. Đừng quên nhắn gửi những tình cảm, yêu thương dành cho chồng nhé.

Luôn chào đón chồng về, dù có tiền hay không

Khi chồng đi làm xa về, dù có tiền hay không, vợ nhất định phải thường xuyên chào đón anh ấy. Anh ấy coi đây là nhà, là gia đình, là nơi bình yên nhất để trở về thì bạn phải xứng đáng với sự kỳ vọng đó.

Đừng tỏ ra thờ ơ, khó chịu khi chồng chẳng mang được thứ gì giá trị về cho gia đình, đâu phải lúc nào mọi việc cũng thuận lợi, đừng quá đặt nặng vấn đề kinh tế.  

Đi làm về muộn, nàng dâu mắt đỏ hoe nhìn đĩa dưa muối trên bàn

Câu chuyện phía sau đĩa dưa muối để trên bàn của mẹ chồng chờ nàng dâu đi làm về tối muộn khiến nhiều người bất ngờ và cảm động.

Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng những gia đình bất hạnh thì lại có lý do riêng của họ. Nhiều cặp vợ chồng, rõ ràng có tình cảm tốt đẹp với nhau nhưng vì mẹ chồng con dâu không hòa hợp mà cuối cùng hôn nhân của họ không hạnh phúc.