Choáng váng phát hiện kén carbon bao quanh các thiên hà

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu phát hiện những đám mây khí carbon khổng lồ trải rộng với bán kính 30.000 năm ánh sáng xung quanh các thiên hà trẻ, bằng cách sử dụng Đài quan sát ALMA, Chi Lê.

Đây là công trình đầu tiên xác nhận, các nguyên tử carbon được tạo ra bên trong các ngôi sao trong vũ trụ sơ khai đã lan rộng ra ngoài các thiên hà.

Trước giờ, không có nghiên cứu lý thuyết nào dự đoán những cái kén carbon khổng lồ như vậy xung quanh các thiên hà đang phát triển, điều này đặt ra câu hỏi về sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về nét đặc thù tiến hóa vũ trụ.

Seiji Fujimoto, tác giả chính của bài báo nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã kiểm tra dữ liệu ALMA một cách kỹ lưỡng và thu thập tất cả dữ liệu chứa tín hiệu vô tuyến từ các ion carbon trong các thiên hà trong vũ trụ sơ khai, hình thành chỉ một tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.

Choang vang phat hien ken carbon bao quanh cac thien ha

Nguồn ảnh: Popular Mechanics 

Các nguyên tố nặng như carbon và oxy không tồn tại trong vũ trụ vào thời điểm xảy ra vụ nổ Big Bang. Chúng được hình thành sau đó bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân trong các ngôi sao. Tuy nhiên, vẫn chưa hiểu làm thế nào các nguyên tố này lan rộng trong vũ trụ.

Masami Ouchi, giáo sư tại Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản và Đại học Tokyo giải thích: "Các đám mây carbon dạng khí lớn hơn gần gấp năm lần so với các đám mây khí quanh các ngôi sao trong các thiên hà. Chúng tôi phát hiện ra những đám mây khuếch tán ở vùng ngoài các thiên hà đang phát triển gọi chung là các khối kén mây carbon".

Vậy kén carbon được hình thành như thế nào? Giáo sư Rob Ivison, Giám đốc Khoa học tại Đài thiên văn Nam châu Âu cho biết: "Vụ nổ siêu tân tinh ở giai đoạn cuối của sự sống sao đã trục xuất các nguyên tố nặng hình thành trong các ngôi sao.

Các tia năng lượng và bức xạ từ các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm các thiên hà cũng có thể giúp vận chuyển carbon ra ngoài các thiên hà.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Choáng váng cảnh tượng Mặt trời phóng ra các hạt năng lượng cao

(Kiến Thức) - Sự bùng nổ của các hạt năng lượng phát ra từ Mặt trời có thể phá vỡ thông tin liên lạc không gian nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây, theo kết quả nghiên cứu mới nhất.

Những phát hiện mới giúp chúng ta hiểu được hoạt động cực đoan của Mặt trời và cuối cùng có thể đưa ra cảnh báo sớm về các cơn bão Mặt trời.

Khi sử dụng bốn bộ dụng cụ ISOIS trên tàu thăm dò Mặt trời Parker Solar của NASA, thiết bị này đã phát hiện các hạt năng lượng Mặt trời này rất đa dạng và nhiều hơn so với các nhận định trước đây.

Giải mã bí ẩn vết "sọc hổ" trên mặt trăng Enceladus sao Thổ

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới giải quyết một số bí ẩn về "sọc hổ" trên mặt trăng Enceladus của sao Thổ. Những sọc này song song và cách đều nhau, dài khoảng 130 km và cách nhau 35 km.

Mặt trăng Enceladus sao Thổ đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm kể từ khi nó được quan sát chi tiết bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA.

Với dữ liệu của Cassini, các nhà khoa học đã phát hiện ra một đại dương băng giá, nằm dưới mặt trăng và có những vệt sọc hổ kỳ lạ trên cực nam của mặt trăng, không giống bất kỳ thứ gì khác trong Hệ Mặt trời.

Choáng tính chất hóa học trong môi trường liên sao hỗn loạn

(Kiến Thức) - Hơn 200 phân tử được phát hiện trong không gian, một số (như Buckminsterfullerene) có cấu trúc phức tạp với các nguyên tử carbon. Nhiều thập kỷ quan sát cũng cho thấy môi trường giữa các vì sao không đồng nhất mà khá hỗn loạn.

Được biết, những phân tử này tỏa nhiệt, giúp những đám mây vật chất liên sao khổng lồ nguội đi và co lại thành những ngôi sao mới.

Hơn nữa, các nhà thiên văn học sử dụng bức xạ từ các phân tử này để nghiên cứu các điều kiện, khi các hành tinh hình thành trong các vành đĩa ngôi sao trẻ.