Giải mã bí ẩn vết "sọc hổ" trên mặt trăng Enceladus sao Thổ

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới giải quyết một số bí ẩn về "sọc hổ" trên mặt trăng Enceladus của sao Thổ. Những sọc này song song và cách đều nhau, dài khoảng 130 km và cách nhau 35 km.

Mặt trăng Enceladus sao Thổ đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm kể từ khi nó được quan sát chi tiết bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA.

Với dữ liệu của Cassini, các nhà khoa học đã phát hiện ra một đại dương băng giá, nằm dưới mặt trăng và có những vệt sọc hổ kỳ lạ trên cực nam của mặt trăng, không giống bất kỳ thứ gì khác trong Hệ Mặt trời.

Vật chất băng giá từ đại dương của Enceladus phun vào không gian thông qua các sọc hoặc khe nứt trên bề mặt mặt trăng.

"Lần đầu tiên được nhìn thấy bởi tàu sứ mệnh Cassini tới sao Thổ, những sọc này song song và cách đều nhau, dài khoảng 130 km và cách nhau 35 km. Điều khiến chúng đặc biệt thú vị là chúng liên tục phun trào nước đá. Không có hành tinh băng giá hay mặt trăng nào giống như chúng".

Giai ma bi an vet
 Nguồn ảnh: Space.

Trong nghiên cứu mới, Hemingway và các đồng nghiệp Max Rudolph của Đại học California, Davis và Michael Manga của UC Berkeley đã sử dụng các mô hình để khám phá cách các lực vật lý trên mặt trăng Enceladus khiến những vết nứt này hình thành và giữ chúng đúng vị trí.

Nhóm nghiên cứu cũng rất muốn tìm hiểu tại sao các vết nứt này cách đều nhau và chỉ có ở cực nam của Enceladus.

Mặt trăng không đông cứng, vì những thay đổi lực hấp dẫn gây ra bởi quỹ đạo lệch tâm của nó quanh Sao Thổ kéo dài ra một chút. Hình dạng biến dạng này làm cho các tảng băng ở hai cực mỏng hơn và dễ bị tách ra hơn.

Điều này khiến họ kết luận rằng, các khe nứt tạo nên các sọc hổ này có thể đã hình thành trên cực bắc của mặt trăng cũng như cực nam, nhưng ở cực nam thì chúng bị nứt trước tiên và thể hiện rõ rệt hơn.

Họ cũng phát hiện ra rằng, các sọc hổ song song vẫn có nước biển phun ra từ nó, khiến nhiều vết nứt song song khác hình thành khi băng và tuyết tích tụ dọc theo các cạnh của khe nứt đầu tiên. Trọng lượng này tạo ra áp lực và hình thành nên các vết nứt mới.

"Mô hình của chúng tôi giải thích rõ đặc tính khoảng cách đều đặn của các vết nứt sọc hổ," Rudolph nói trong một tuyên bố.

Họ cũng phát hiện ra rằng, các vết nứt sọc hổ vẫn mở và tiếp tục phun trào một phần do ảnh hưởng thủy triều của lực hấp dẫn Sao Thổ thay đổi theo quỹ đạo kỳ lạ của mặt trăng.

"Vì nhờ những khe nứt này mà chúng tôi đã có thể lấy mẫu và nghiên cứu đại dương dưới đáy biển của Enceladus, điều quan trọng là phải hiểu các lực hình thành và duy trì chúng", Hemingway nói. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Ảnh đẹp vòng nhẫn sao Thổ mỏng lỳ, tỏa sáng cùng 3 mặt trăng

(Kiến Thức) - NASA tiếp tục công bố hình ảnh sao Thổ tuyệt đẹp do tàu Cassini chụp lại được trước khi “qua đời”. Cả ba mặt trăng và vòng nhẫn  sao Thổ đều quay quanh sao chủ trên cùng một mặt phẳng.

Tàu vũ trụ Cassini của NASA bắt gặp khoảnh khắc vòng nhẫn sao Thổ trở nên mỏng lạ, xung quanh là sự xuất hiện của các mặt trăng vệ tinh của sao Thổ như mặt trăng Mimas, Janus và Tethys.

Mặt trăng Tethys nằm ở dưới vòng nhẫn, mặt trăng Mimas ở trên và Janus nhỏ bé xuất hiện ngay trên cạnh vòng nhẫn.

Kỳ thú siêu tân tinh có hệ thống sóng xung kích đảo cực

(Kiến Thức) - Video mới của NASA cho thấy, một vụ nổ siêu tân tinh biến đổi và thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian 13 năm.
 

Đối tượng được nghiên cứu là Cassiopeia A hoặc Cas A, có khả năng được tạo ra sau vụ nổ sao năm 1680. Dữ liệu mới từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy, ngay cả một vụ nổ cũ cũng có thể thay đổi theo những cách tinh tế trong suốt cuộc đời của các siêu tân tinh.
Nếu xem kỹ bức ảnh, bạn có thể thấy sóng xung kích màu xanh lam dội lại trong không gian trong dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến 2013. Sóng xung kích tạo ra phát xạ tia X và tăng tốc các hạt lên tốc độ cao.