Choáng váng cảnh tượng Mặt trời phóng ra các hạt năng lượng cao

(Kiến Thức) - Sự bùng nổ của các hạt năng lượng phát ra từ Mặt trời có thể phá vỡ thông tin liên lạc không gian nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây, theo kết quả nghiên cứu mới nhất.

Những phát hiện mới giúp chúng ta hiểu được hoạt động cực đoan của Mặt trời và cuối cùng có thể đưa ra cảnh báo sớm về các cơn bão Mặt trời.

Khi sử dụng bốn bộ dụng cụ ISOIS trên tàu thăm dò Mặt trời Parker Solar của NASA, thiết bị này đã phát hiện các hạt năng lượng Mặt trời này rất đa dạng và nhiều hơn so với các nhận định trước đây.

Choang vang canh tuong Mat troi phong ra cac hat nang luong cao
Nguồn ảnh: Space. 

David McComas, nhà nghiên cứu chính, là giáo sư khoa học vật lý thiên văn và phó chủ tịch của Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma Princeton cho biết: "Nghiên cứu này đánh dấu một cột mốc quan trọng với sự thám sát của con người đối với môi trường gần Mặt trời".

"Nó cung cấp những quan sát trực tiếp đầu tiên về môi trường hạt năng lượng cao trong khu vực ngay phía trên bầu khí quyển của Mặt trời”.

Trong thực tế, các hạt năng lượng cao có thể phá vỡ các vệ tinh liên lạc và hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Những dòng hạt này được tạo thành chủ yếu từ các proton có hai nguồn. Đầu tiên là từ bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta, được tạo ra khi các ngôi sao nổ tung giải phóng các dòng hạt năng lượng.

Choang vang canh tuong Mat troi phong ra cac hat nang luong cao-Hinh-2
Nguồn ảnh: Space. 

Cái khác là chính từ Mặt trời của chúng ta. Cả hai đều có thể làm hỏng hệ thống điện của tàu vũ trụ và là dạng phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe của các phi hành gia.

Những hạt năng lượng này bay nhanh hơn nhiều so với gió Mặt trời, đó là dòng khí nóng tích điện ở tốc độ hàng triệu dặm mỗi giờ tỏa ra từ Mặt trời. Nếu gió Mặt trời là một dòng suối, các hạt năng lượng này sẽ là những con cá nhảy ra và nhảy lên trước dòng chảy.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Phát hiện sửng sốt lần đầu vể vụ nổ "quái vật" trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Vụ nổ mạnh nhất trong vũ trụ tạo ra bức xạ năng lượng mạnh hơn cả trước đây. Đây là những phát hiện đầu tiên về vụ nổ tia gamma bằng kính viễn vọng tia gamma trên mặt đất.

Sử dụng kính thiên văn chuyên dụng, hai đội quốc tế phát hiện các tia gamma năng lượng cao nhất từng được đo từ vụ nổ tia gamma trong vũ trụ, đạt năng lượng gấp 1000 tỷ lần so với năng lượng từng bắt gặp.

Các nhà khoa học hoạt động tại kính thiên văn HESS và MAGIC trình bày quan sát của họ trong một ấn phẩm khoa học độc lập trên tạp chí Nature. Đây là những phát hiện đầu tiên về vụ nổ tia gamma bằng kính viễn vọng tia gamma trên mặt đất.

10 điểm thú vị về Mặt trời bạn có thể chưa biết

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm của Hệ mặt trời nó quyết định thời tiết, khí hậu trên trái đất. Dưới đây là những đặc điểm của Mặt trời bạn có thể chưa biết.

1. Mặt trời chiếm 99,86% khối lượng trong Hệ mặt trời. Khối lượng của Mặt trời lớn hơn so với Trái đất khoảng 330.000 lần. Hầu như ba phần tư là Hydrogen, còn lại là Helium. Các kim loại khác chỉ chiếm 0.1% khối lượng khí của Mặt trời.

Các lỗ đen “níu giữ” thiên hà chủ bằng điều cực bất ngờ

(Kiến Thức) - Một số lỗ đen siêu lớn đang giữ các cụm thiên hà chủ của chúng tồn tại vững chắc hơn bằng cách liên tục bơm các đám mây khí cực nóng vào, nhóm các nhà nghiên cứu cho hay. 

Các nhà khoa học cho rằng, điều này đi ngược lại các mô hình đơn giản có thể xác định cái chết của các thiên hà.

Sử dụng dữ liệu về các lỗ đen siêu lớn của cụm thiên hà Perseus, Virgo và Abell 2597, một nhóm các nhà vật lý thiên văn nhận thấy có những đám mây khí nóng khổng lồ xoáy trong các cấu trúc vũ trụ này.