Chàng trai mà tôi khao khát “yêu” quá chóng vánh, có nên chấm dứt quan hệ?

(Kiến Thức) - Thực sự, tôi không phải là người quá quan trọng chuyện chăn gối, thế nhưng nếu xác định lấy anh, chẳng lẽ tôi phải chịu đựng sự hụt hẫng này mãi mãi hay sao?

Tôi và P có duyên quen biết với nhau từ khi học đại học. Tôi học dưới anh một khóa. Chúng tôi cùng thích tham gia các câu lại bộ, vì vậy tiếp xúc, tương tác cũng rất nhiều. Càng tiếp xúc, càng gần gũi, tôi lại càng thấy thích P vô cùng. Anh không những giỏi giang, thái độ cư xử với người khác cũng rất đúng mực, không bao giờ giấu bài, luôn sẵn sàng chỉ bảo cho đàn em khóa sau.
Trong suốt quãng thời sinh viên, tôi vô cùng ngưỡng mộ P nhưng chưa bao giờ dám thổ lộ lòng mình bởi thú thực, tôi cảm thấy tôi thua kém rất nhiều so với anh, cũng thua kém những đối tượng theo đuổi anh nhiệt tình.
Tình cảm đó trong trẻo, giống như một ánh nắng ấm áp trong suốt quãng thời đại học của tôi. Mãi đến khi anh ra trường, tôi vẫn dõi theo anh và cầu chúc cho anh thành công, mỗi ngày vui vẻ.
Chang trai ma toi khao khat “yeu” qua chong vanh, co nen cham dut quan he?
 Ảnh minh họa.
Rồi cũng đến ngày tôi ra trường. Bởi tôi luôn hướng về P nên lúc nào cũng muốn nỗ lực để gần anh thêm chút nữa. Những nỗ lực này được đền đáp, tôi tốt nghiệp loại giỏi, ra trường cũng dễ xin được công việc tốt.
Cơ duyên xảo hợp, sau vài năm lăn lộn, cuối cùng tôi lại vào làm đúng công ty mà P đang làm. Ngày gặp lại, tôi cảm thấy vô cùng phấn khích bởi rốt cuộc, tôi cũng tự tin, xinh đẹp hơn rất nhiều thời sinh viên.
P dường như cũng bị tôi thu hút, anh chú ý đến tôi nhiều hơn, chủ động bắt chuyện với tôi, còn nhiệt hình hướng dẫn, giúp đỡ tôi làm quen với môi trường mới.
Chuyện gì tới cũng tới, trong một lần công ty có tiệc rượu, tôi đã lấy hết dũng cảm, bày tỏ tâm tình của mình với anh. May mắn thay, anh tiếp nhận tình cảm này và còn nói rằng, đã chú ý tôi từ thời còn đại học, nay gặp lại hẳn là có duyên, vì vậy quyết định sẽ nghiêm túc hẹn hò, yêu đương.
Bên nhau được vài tháng, vì đều là người trưởng thành, tư tưởng cởi mở, chúng tôi quyết định sẽ vượt rào trước hôn nhân.
Ngày hôm đó, tôi vô cùng hồi hộp, cũng tràn ngập hưng phấn. Thế nhưng, sau khi phát sinh quan hệ, tôi cảm thấy trống rỗng vô cùng, chàng trai mà tôi yêu thầm, khao khát suốt bao năm kỳ thực là một người yếu sinh lý. Chúng tôi âu yếm nhau rất lâu, thế nhưng khi vào cuộc, anh lại vô cùng chóng vánh, khiến tôi bị hẫng hụt.
Sau cuộc yêu, anh nói rằng anh vô cùng hài lòng, còn nói sẽ nghiêm túc chịu trách nhiệm với tôi, xin tôi hãy tin tưởng anh.
Thực sự, tôi không phải là người quá quan trọng chuyện chăn gối, thế nhưng nếu xác định lấy anh, chẳng lẽ tôi phải chịu đựng sự hụt hẫng này mãi mãi hay sao?
Xin mọi người cho tôi lời khuyên, trong tình huống này nên xử trí thế nào?

Chồng vừa mất, bố mẹ chồng dúi cho con dâu bọc tiền

Cưới nhau xong, 2 đứa được bố mẹ chồng cắt đất cho ra ngoài ở riêng. 1 năm tích cóp, vợ chồng tôi xây được một căn nhà khang trang. Nhà chồng cũng chẳng giàu có gì, tôi cũng chẳng có nhiều, tất cả đều nhờ vào tiền mà anh kiếm được suốt mấy năm qua.

Bạn bè bảo tôi có số hưởng, nhan sắc tầm trung, năng lực đủ dùng thế mà cưới được chồng ngon quá. Tôi cũng tự nhận mình may mắn, nên luôn trân trọng và cố gắng gìn giữ những gì mình đang có.

Thế nhưng đúng là trời chẳng cho ai tất cả. Chồng tôi giỏi giang, yêu thương vợ con là thế nhưng số phận nghiệt ngã lại đem anh đi ở tuổi 30. Ngày anh biết mình bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối, anh đã giấu tôi một thời gian dài. Những ngày tháng đó, anh bỏ hết công việc để dành thời gian cho vợ. Đêm nào nằm cạnh nhau anh cũng thủ thỉ những chuyện chẳng may:

Covid-19: Sống chung F2,3,4 cách ly tại nhà, như nào an toàn?

(Kiến Thức) - Người được cách ly tại nhà tốt nhất nên ở một phòng riêng. Người thân hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi cần tiếp xúc.

Theo quy định của Bộ Y tế, các trường hợp mắc Covid-19 được coi là F0, những người tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với người mắc được gọi là F1. Tiếp đến, những người có tiếp xúc gần với F1 gọi là F2, tiếp xúc gần với F2 là F3 và các trường hợp tiếp xúc gần khác là F4, F5,...

Bệnh nhân F0 (dương tính hoặc được xử lý như dương tính) được điều trị tại Bệnh viện.

Covid-19: Song chung F2,3,4 cach ly tai nha, nhu nao an toan cho nguoi than, cong dong?
Trường hợp F2 (tiếp xúc F1) làm theo hướng dẫn của cán bộ y tế (có thể cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung).
F1 (tiếp xúc ca trực tiếp dương tính) được cách ly theo nguyên tắc đưa đến bệnh viện gần nhất, tiện nhất.
F2 (tiếp xúc F1) làm theo hướng dẫn của cán bộ y tế (có thể cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung)
Biện pháp cách ly tại nhà (nơi lưu trú) được áp dụng với những người F2 (tiếp xúc F1), F3 (tiếp xúc F2) và F4 (tiếp xúc F3). Những người này phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Làm gì khi cách ly tại nhà:
Nên ở phòng riêng
Người được cách ly tốt nhất nên ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 m.
Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng.
Hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình
Người cách ly hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú. Những người này cần tự theo dõi sức khỏe, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
Đo thân nhiệt, ghi lại tình trạng sức khỏe 2 lần/ngày
Covid-19: Song chung F2,3,4 cach ly tai nha, nhu nao an toan cho nguoi than, cong dong?-Hinh-2
Hàng ngày, người cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần sáng - chiều, ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe. Ảnh minh họa.

Hàng ngày, người cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần sáng - chiều, ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe. Sau đó, thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng - chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

Thông báo ngay cho cán bố y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở.

Video "Cố tình lây virus Corona có thể bị tử hình". Nguồn: VTC Now.

Cần làm gì khi gia đình có người thuộc diện cách ly:
Đối với thành viên hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly tại nhà, ngành y tế Hà Nội khuyến cáo:
- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi cần tiếp xúc.
- Hàng ngày, lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng, tẩy rửa.
- Giúp đỡ, động viên với người được cách ly.
- Thông báo cho cán bộ y tế khi người cách ly có triệu chứng mắc bệnh.
- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dụng cụ sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly nếu có yêu cầu.
- Không tổ chức hoạt động đông người tại nhà.

Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh Covid-19!

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch Covid-19.