Chán ngán và bất lực vì chồng keo kiệt

Tôi làm ra tiền nhưng luôn phải nịnh nọt, cầu xin chồng để được phép chi tiêu lo cho gia đình...

Chồng tôi nhiều điểm tốt, song cái mà tôi không ưa nhất và cảm thấy bất lực trước anh ấy đó là tính cách keo kiệt, từng đồng từng hào so đo với vợ.

Từ lúc kết hôn xong, mọi thứ trong nhà từ tiền ăn, tiền điện, nước tới tiền học của con tôi cũng cáng đáng hết. Chồng tôi nếu mà lương thấp thì đã đành, đằng này lương rất cao là khác, anh ấy không cho vợ biết hàng tháng kiếm được bao nhiêu và cứ khư khư giữ làm tiền riêng.

Nhiều khi có việc gia đình cần chi tiêu khoản chính đáng, vậy mà cứ phải nài nỉ xin tiền trong sự khó chịu của chồng. Keo kiệt với vợ con và chính bản thân anh ấy, không dám mua thứ gì đắt tiền, cứ dùng mãi giầy dép, quần áo cũ bao năm chỉ vì nó chưa hỏng, rách.

Mỗi lần mua cho chồng thứ gì đó là anh ấy gầm lên bảo là không cần vợ phải mua gì, trách tôi tiêu pha quá đà. Muốn quan tâm chồng mà bị chê trách như vậy tôi cũng buồn lắm, muốn kệ nhưng không đành lòng.

Chan ngan va bat luc vi chong keo kiet

Tôi muốn mua cái tủ quần áo, bộ sofa phòng khách phải thuyết phục chồng cả tháng, không là anh ấy sẽ tuyên bố không bao giờ ngồi trên bộ ghế mà tôi tự ý mua.

Muốn chiêu đãi chồng món ngon, món đắt tiền để bồi dưỡng, trải nghiệm… vậy mà khi nghe nói số tiền là anh ấy buông bát, không ăn nữa, đứng lên trong tức tối. Thành ra, tôi cứ phải nói dối là được bạn cho, biếu, mua giá rẻ để chồng không phản đối.

Chuyện chi tiêu, ứng xử bên nội bên ngoại cũng khiến tôi đau đầu không biết phải làm sao cho thỏa. Làm ra tiền mà ngày Tết muốn biếu bố mẹ hai bên chút quà, tiền để ông bà muốn mua gì thì mua, nhưng thành ý này không được chồng ủng hộ.

Anh ấy lén biếu ông bà nội tiền, nhưng lại chi li với nhà ngoại, mỗi lần về Tết quê ngoại anh ấy tự đi mua giỏ quà vài trăm nghìn. Cũng may là tôi có lương cao, không thì đúng không sống nổi với chồng. Động đến tiền là anh ấy trở thành con người hoàn toàn khác.

Tôi cũng biết chăm lo, tiết kiệm chứ không phải là có đồng nào tiêu hết đồng đấy, mua sắm lung tung. Nhiều lần xảy ra cãi cọ, giận dỗi nhau cũng chỉ vì chuyện mua bán trong nhà. Chồng coi tôi như giúp việc mà không muốn cải thiện đời sống cho vợ con.

Cách đây mấy hôm, tôi lỡ đặt lọ nước hoa nhập khẩu bị chồng nổi giận mắng: "Cô làm được một thì tiêu đến ba, nhỡ có ngày thất nghiệp có mà chết đói. May mà tôi không đưa tiền cho vợ giữ, không thì cũng chẳng còn lại lấy một đồng. Cô cứ chăm làm việc nhà đi, đừng có mà chăm phá tiền. Tôi không chịu nổi người vợ xuất thân quê mùa mà ăn chơi hơn cả dân phố thế này".

Mọi khi tôi chủ động làm hòa với chồng, nhưng nghe những lời oán trách như vậy tôi cảm thấy như bị xúc phạm. Mệt mỏi khi chồng cứ ôm khư khư tiền, mặc kệ vợ con tự làm ra tiền mà không được tiêu. Cứ như thế này hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ mất.

Sống với người chồng ích kỷ, keo kiệt như vậy tôi phải làm gì để chồng tôi có suy nghĩ thoáng hơn chút về chuyện tiền bạc và tôn trọng vợ con hơn? 

Vợ chồng cãi vã, bố chồng dùng cốc vỡ mà giải quyết êm thấm

Trong lúc nóng giận, tôi gom hết đồ đạc rồi hét lên rằng sẽ bỏ về ngoại, nhất định phải ly hôn.

Vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng. Vì ông bà tính tình hiền hậu nên cuộc sống làm dâu của tôi cũng rất nhẹ nhàng, êm ả. Thậm chí ngày nghỉ, tôi còn được ngủ tới tận 9 giờ sáng, trong khi bữa sáng đã có mẹ chồng lo, còn sân vườn thì bố chồng quét dọn sạch sẽ.

Nhưng người ta vẫn thường nói "được cái này thì mất cái kia". Tôi được bố mẹ chồng hiền lành, thương yêu nhưng chồng lại đổ đốn, hư hỏng, thích la cà nhậu nhẹt hơn ở nhà với vợ con. Quan niệm sống của anh cũng "quái" lắm, thay vì biết trân trọng gia đình, anh lại tuyên bố với bạn bè là "chiến hữu trăm năm khó tìm" còn vợ thì đầy ngoài đường, không người này thì người kia. Và với cái tư tưởng đó, anh thường xuyên bỏ bê gia đình để theo đám bạn ăn chơi.

Bóc phong bì cưới giúp chồng, tôi khóc thét với thứ bên trong

Thấy tôi đờ đẫn với chiếc phong bì trên tay chồng vội giật lại xem. Anh phủ nhận và cho rằng đây chỉ là trò đùa của đám bạn thôi.

Trải qua 3 mối tình sâu đậm không đi đến đâu, tôi chán nản buông xuôi. Thay vì tìm hiểu kỹ, yêu lâu thì lần này tôi lại gật đầu chóng vánh với Tuấn. Hai đứa quen nhau trong một lần đi xem ca nhạc, thấy anh vui tính, hợp mình tôi đồng ý hẹn hò. Thời gian yêu và cưới chỉ vỏn vẹn 3 tháng. Tôi lấy chồng vì thấy phù hợp, nên cưới chứ chẳng phải có em bé nên cưới gấp.

Cùng hoàn cảnh, bố mẹ làm nông nên tôi và Tuấn hiểu nhau lắm. Tôi coi bố mẹ anh như bố mẹ đẻ, lễ phép, hiếu thảo và nghĩ mình sẽ nhẫn nhịn tất cả để được hạnh phúc yên ấm. Tôi sợ đổ vỡ hôn nhân vì điều đó không hay, ảnh hưởng tới danh dự của tôi và bố mẹ tôi. Bởi chị gái tôi đã từng ly hôn, đem con về nhà ngoại ở. Bố mẹ tôi khổ sở, xấu hổ vì con rồi nên tôi không muốn đi vào vết xe đổ của chị nữa.