Cảnh báo bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ, cách nào để phòng ngừa?

Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng hiện nay tỉ lệ bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ mỗi ngày một gia tăng.
 

Bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn và hư theo thời gian kèm theo các phản ứng viêm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 80% các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gặp phải các hạn chế vận động, 20% không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày.
Canh bao benh thoai hoa khop o nguoi tre, cach nao de phong ngua?
 Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn và hư theo thời gian kèm theo các phản ứng viêm - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, thoái hóa khớp còn gây biến dạng khớp, teo cơ, tràn dịch ổ khớp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Căn bệnh này thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, các vấn đề về xương khớp mỗi ngày một gia tăng ở những người trẻ.
Ông Bạch Đình Trung Kiên, Chuyên viên khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Đông y Bệnh viện quận Tân Phú (TP HCM), cho biết: 'Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các khớp sẽ bị hư dần. Nếu như trước đây các bệnh về xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi thì hiện nay tỉ lệ đang gia tăng ở người trẻ tuổi.
Mỗi ngày, chúng tôi nhận khoảng 300 ca bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp, trong đó, người trẻ mắc bệnh xương khớp ngày càng nhiều.
Các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp ở người trẻ thường do chấn thương, tập luyện quá sức và sai cách. Ngoài ra, thoái hóa khớp ở người trẻ còn do biến chứng của các bệnh mãn tính như: Tiểu đường, suy thận,..."
Ngăn ngừa thoái hóa khớp từ khi còn trẻ
Khớp có nhiều thành phần bao gồm sụn, gân, dây chằng, xương, cơ, dịch khớp,... Tất cả cùng phối hợp hoạt động nhịp nhàng để thực hiện tốt chức năng nâng đỡ cơ thể và vận động.
Canh bao benh thoai hoa khop o nguoi tre, cach nao de phong ngua?-Hinh-2
Phần sụn đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo của khớp - Ảnh minh họa: Internet 
Phần sụn đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo của khớp. Đây là mô liên kết giữa hai đầu xương, giảm thiểu sự ma - xát gây ra đau đớn. Sụn khớp được cấu tạo từ các tế bào sụn, chất nền, không chứa mạch máu và dây thần kinh.
Sụn được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu thụ động từ tổ chức xương dưới sụn qua lớp dịch bao quanh khớp. Do đó, sụn sinh trưởng chậm và dễ bị thoái hóa hơn các mô liên kết khác.
Canh bao benh thoai hoa khop o nguoi tre, cach nao de phong ngua?-Hinh-3
 Khi bị thoái hóa, chất lượng sụn sẽ bị kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm khiến khớp không thể vận hành tốt chức năng - Ảnh minh họa: Internet
Khi bị thoái hóa, chất lượng sụn sẽ bị kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm khiến khớp không thể vận hành tốt chức năng. Ở mức độ nặng, sụn bị mỏng và xù xì, không thể che phủ hết đầu xương nên khi vận động người bệnh sẽ bị đau đớn. Nếu khớp không được cử động, sụn lại càng dễ bị suy yếu và thoái hóa hơn.
"Thử nghĩ chúng ta bị các vấn đề về xương khớp ngay từ khi còn trẻ thì chất lượng sống sẽ bị suy giảm rất nhiều (đi đứng khó khăn, các cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên khiến cơ thể dần mệt mỏi,...). Đồng thời, do không thể hoạt động tích cực nên hệ xương khớp sẽ bị suy yếu và quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng hơn.
Do đó, ngay từ khi còn trẻ, chúng ta nên có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp. Theo đó, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tối da việc ăn uống thực phẩm chế biấn sẵn để bảo đảm sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng.
Canh bao benh thoai hoa khop o nguoi tre, cach nao de phong ngua?-Hinh-4
 Việc tập luyện thể dục ngay khi còn trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp - Ảnh minh họa: Internet
Các nghiên cứu cho thấy việc vận động sẽ giúp hệ xương khớp tiết ra nhiều dịch khớp và phần sụn cũng dẻo dai hơn. Tuy nhiên, bạn nên tập thể dục, vận động đúng cách, tránh làm tổn thương các cơ quan khác cũng như xương khớp" - Ông Bạch Đình Trung Kiên chia sẻ.

Đôi bàn chân tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?

Những dấu hiệu bất thường về hình dạng, màu sắc, móng chân, hay mùi khó chịu của đôi bàn chân đều cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm bạn không nên bỏ qua.

Một thống kê cho thấy khoảng 90% nữ giới gặp những vấn đề ở đôi bàn chân trong suốt cuộc đời. Bàn chân có hình dạng, màu sắc bất thường hay thường xuyên bị lạnh, chuột rút, móng chân có màu vàng hoặc mảng tối đều là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe.

Cách xoa bóp, bấm huyệt trị thoái hóa khớp gối

(Kiến Thức) - Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi, người béo phì và bị tiểu đường. 

Cach xoa bop, bam huyet tri thoai hoa khop goi
 
Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi, người béo phì và bị tiểu đường. Xoa bóp, bấm một số huyệt cơ bản sẽ giúp giảm đau và mềm khớp hơn.

Bí quyết giữ cơ bụng săn chắc vạn người mê của anh Bo Đan Trường

(Kiến Thức) - Ở độ tuổi 42, người hâm mộ dường như không thấy được dấu hiệu tuổi tác trên gương mặt của nam ca sĩ Đan Trường. So với những ngày mới đi hát cách đây 20 năm, ngoại hình của anh cũng không thay đổi nhiều.

 

 

 

Đan Trường luôn được nhắc đến là một trong những nam ca sỹ trụ vững được tên tuổi bền bỉ nhất sau 20 năm gia nhập làng giải trí. Sau khi Đan Trường kết hôn, nhiều người còn nhân xét rằng anh đang lão hóa ngược. Hiện tại, trông Đan Trường vẫn không khác gì so với hồi hát “Kiếp ve sầu.
Bi quyet giu co bung san chac van nguoi me cua anh Bo Dan Truong
Diện mạo trẻ trung của Đan Trường sau hơn 20 năm gia nhập làng giải trí. 

Để có được diện mạo trẻ trung và giữ cơ bụng săn chắc, Đan Trường cũng có bí quyết riêng. Nam ca sĩ cũng không ngần ngại chia sẻ bí quyết giúp cánh mày râu ngoài 40 duy trì thanh xuân: hạn chế rượu bia, thuốc lá, ngày ngủ đủ 8 tiếng và quan trọng là phải kiên trì tập gym ít nhất 2 lần/tuần.

Lịch diễn của Đan Trường kín đến từng ngày nhưng có những nguyên tắc “bất di bất dịch” mà anh luôn tuân thủ đó chính là: “Ngủ đủ giấc, ít nhất 5 tiếng mỗi ngày và gym ít nhất 2 lần/1 tuần hay trung bình 4 - 6 ngày/1 tuần”.

“Muốn có thân hình cân đối, cơ bụng 6 múi thì phải thường xuyên luyện và cải thiện chế độ ăn chứ không có cách nào khác. Mỗi ngày tập luyện kiên trì, đều đặn thì lâu dần sẽ có được hình thể như mong muốn”, anh Bo chia sẻ.

Dù không thiếu cơ sở vật chất, máy móc hiện đại nhưng giọng ca “Tình khúc vàng” vẫn trung thành với tập thủ công hơn tập bằng máy. Anh có phòng tập ở nhà với các loại dụng cụ như: tạ, chạy bộ... Đan Trường cũng hóm hỉnh khi chỉ cho fan cách nhận biết bụng nhiều mỡ hay ít mỡ: “Mình chỉ cho cả nhà cách phát hiện bụng mình có nhiều mỡ hay không nha! Đó là bằng cách hãy kiểm tra lỗ rốn của mình. Nếu nó vẫn còn to là bụng chúng ta không có mỡ. Còn nếu nó càng nhỏ nghĩa là bụng của chúng ta càng có quá nhiều mỡ”.

Bi quyet giu co bung san chac van nguoi me cua anh Bo Dan Truong-Hinh-2
Đan Trường rất chăm chỉ tập luyện tại nhà.