Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra, xử lý thực phẩm giả

Bộ Y tế vừa ban hành công văn yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường.

Trước thực trạng thực phẩm giả, kém chất lượng và ngộ độc có chiều hướng gia tăng, Bộ Y tế - Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm vừa có văn bản gửi Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố, yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đảm bảo an toàn thực phẩm trên toàn quốc. 
Theo đó, Bộ Y tế ban hành nhấn mạnh, các địa phương cần khẩn trương ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp cụ thể để bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ và phòng ngừa ngộ độc, phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm các chỉ thị của Thủ tướng về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, trong đó người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm.
Các địa phương được yêu cầu chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra tại các khu vực trọng điểm như khu công nghiệp, khu du lịch, trường học, nơi có bếp ăn tập thể, các cơ sở dịch vụ ăn uống và điểm bán hàng rong. Đặc biệt cần hướng dẫn kỹ về cách lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo an toàn, tránh sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, giả mạo hoặc kém chất lượng.
Bo Y te yeu cau kiem tra, xu ly thuc pham gia
Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ nhiều thuốc giả.  (Ảnh SGGP)
Chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với ngành Y tế, Nông nghiệp và môi trường và các cơ quan chức năng trên địa bàn, cơ quan công an tăng cường công tác quản lý thị trường, thanh tra, kiểm tra đối với các sản phẩm thực phẩm trên thị trường, tập trung phát hiện các nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thực phẩm chưa thực hiện thủ tục tự công bố/đăng ký bản công bố, thực phẩm kém chất lượng trên thị trường;
Kiểm tra rà soát các sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng và các gian hàng kinh doanh thực phẩm trên các ứng dụng trên, nhằm phát hiện các sản phẩm thực phẩm chưa thực hiện việc công bố, vi phạm quảng cáo… để gỡ bỏ thông tin.
Tăng cường công tác liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đề nghị kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp).
Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Cùng đó đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố, cơ sở dịch vụ ăn uống dành cho công nhân, học sinh, khách du lịch… Chú ý kết hợp các hình thức, phương tiện truyền thông kỹ thuật số, phối hợp với các báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương.
Đối với nội dung tuyên truyền về kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm cần chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản bảo đảm an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm; chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường...

Bộ Y tế công bố danh sách các sản phẩm thuốc giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.

Ngày 19/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Theo đó, Cục Quản lý Dược cho biết, trong số 21 sản phẩm thuốc giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion. Các sản phẩm còn lại không trùng khớp với bất kỳ loại thuốc nào nằm trong danh mục đã được Bộ Y tế cấp giấy phép đăng ký lưu hành.

Căn cứ các quy định của Luật Dược, Cục Quản lý Dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố và y tế các ngành khẩn trương thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thuốc không được kinh doanh, sử dụng các sản phẩm thuốc giả sau:

Viên nén Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg), số đăng ký VD-28109-17; nhà sản xuất Công ty cổ phần dược phẩm TW3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.

Viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), số đăng ký VD-25305-16; nhà sản xuất Công ty cổ phần dược phẩm TW3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.

Viên nén Pharcoter (Codein base 10mg; Terpin hydrat 100mg), số đăng ký VD-14429-11; nhà sản xuất Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 1 (Pharbaco), đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.

Sản phẩm giả thuốc Neo-Codion (ghi chú: thuốc Neo-Codion được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với các thông tin chính thức như sau: Số giấy phép lưu hành 300111082223 (số đăng ký cũ VN-18966-15); hoạt chất Codein base (dưới dạng Codein camphosulfonat 25mg) 14,93mg, Sulfogaiacol 100mg, cao mềm Grindelia 20mg; dạng bào chế: viên nén bao đường; đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên; nhà sản xuất Công ty Sophartex (Pháp), địa chỉ 21, rue du Pressoir, Vernouillet, 28500.

Bo Y te cong bo danh sach cac san pham thuoc gia

Những hộp thuốc chữa xương khớp nhóm làm giả bán ra ngoài. (Ảnh nguồn dongnaicdc.vn)

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị sở y tế các tỉnh, thành chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc và tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua. Trường hợp phát hiện thuốc có dấu hiệu nghi ngờ bất thường, thuốc chưa được cấp phép lưu hành, lập tức niêm phong, không tiếp tục sử dụng thuốc và báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định.

Các đơn vị phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường thông tin, tuyên truyền tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng các thuốc giả có các thông tin nêu trên.

Cùng với đó, sở y tế tỉnh, thành chỉ đạo các đơn vị chức năng (phòng nghiệp vụ dược/ hành nghề y dược…) tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc trên địa bàn, chú trọng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thuốc do các cơ sở kinh doanh, sử dụng...

Món ngon ở Tây Ninh làm du khách mê mẩn

Tây Ninh không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp, mà còn khiến du khách mê mẩn với nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị miền Đông Nam Bộ.

Mon ngon o Tay Ninh lam du khach me man
Một trong những món ăn nổi bật tại Tây Ninh chính là bò tơ. Thịt bò tơ Tây Ninh nổi bật với độ mềm ngọt và tươi ngon, được chế biến theo nhiều cách khác nhau, như nướng, xào, hấp hoặc cuốn bánh tráng. Món ăn này có vị ngọt tự nhiên từ thịt bò non, kết hợp với rau sống và nước mắm chua ngọt, mang lại hương vị rất đậm đà và hấp dẫn.  Ảnh Gostay 
Mon ngon o Tay Ninh lam du khach me man-Hinh-2
 Ốc xu là loại ốc sống trong các khe đá trên núi Bà Đen, chỉ xuất hiện vào mùa mưa. Với thịt ngọt và giòn đặc trưng, ốc xu thường được chế biến thành các món hấp, xào me hoặc nướng mỡ hành. Món ăn này không chỉ ngon mà còn mang đậm hương vị núi rừng của Tây Ninh. Nếu có dịp ghé thăm núi Bà Đen, du khách đừng quên thưởng thức món ốc xu độc đáo này. Ảnh MIA

Bộ Công Thương hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thuốc, sữa giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc và sữa giả.

Ngày 18/4, Bộ Công thương đã ban hành công điện hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố cùng các đơn vị chức năng tại các địa phương, đề nghị tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt là các sản phẩm sữa, thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trước tình trạng hàng giả gia tăng gây bức xúc trong dư luận.

Trong công văn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, gần đây lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện nhiều vụ nghiêm trọng liên quan đến sản xuất, quảng cáo, phân phối sữa giả, thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ở một số địa phương. Hoạt động này diễn ra và kéo dài nhiều năm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người dân.

Bo Cong Thuong hoa toc yeu cau giam sat, kiem tra thuoc, sua gia
 Lượng công an đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả. (Ảnh dongnaicdc.vn)

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố bám sát diễn biến của thị trường, kịp thời tổng hợp, báo cáo biến động của hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng có hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Tăng kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn, thu hồi các loại thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả đã được phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch hậu kiểm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, cơ sở nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (trên báo, đài và internet); cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ.

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật, đặc biệt đối với những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân; kịp thời thông tin các chuỗi cung cấp nông sản thực phẩm an toàn, chất lượng cao cũng như các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, sữa giả, thuốc giả.

Chi cục quản lý thị trường tại địa phương tập trung quản lý địa bàn, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông trên thị trường, đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng…