Bị la bất ngờ, cậu bé 2 tuổi giật mình nuốt luôn chìa khóa

Một chiếc chìa khóa kim loại kích thước tới 2x4cm vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM lấy ra khỏi thực quản bé trai 2 tuổi.

Người nhà cho biết, cậu bé lấy chìa khóa nhà chơi rồi ngậm vào miệng. Người lớn hoảng hốt can ngăn khiến bé giật mình nuốt luôn chiếc chìa khóa.

Sau khi nỗ lực dùng tay lấy ra nhưng bất thành, bé nhanh chóng được mang đến bệnh viện. Qua kiểm tra phát hiện dị vật ở thực quản, bé đã được các bác sĩ khẩn trương lấy ra thành công.

Bi la bat ngo, cau be 2 tuoi giat minh nuot luon chia khoa
Chiếc chìa khóa được các bác sĩ lấy ra từ thực quản cậu bé 2 tuổi.

Một trường hợp khác, các bác sĩ tại đây tiếp tục lấy dị vật đường thở cho bé trai 6 tuổi. Đó là mẫu hạt điều kích thước 1,5cm.

Bé vô tình nuốt hạt điều khi đang ăn cùng người cậu. Mãi đến khi nghe bé có tiếng thở bất thường, gia đình mới phát hiện và nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM khuyến cáo, trẻ nhỏ thường hay bỏ vào miệng những thứ chúng có trong tay. Khi nuốt, những vật này trở thành dị vật đường tiêu hóa.

Dị vật đường tiêu hóa, nhất là dị vật thực quản, là tai nạn cấp cứu có thể gây nguy hiểm tới tính mạng, có tính phổ biến ở trẻ em.

Ngoài ra, dị vật đường thở cũng là một tình huống cấp cứu thường gặp ở trẻ. Hậu quả của nó có thể đe dọa đến tính mạng do tắc nghẽn đường thở dẫn đến thiếu oxy.

BSCKI Đoàn Thị Thanh Hồng, Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến nghị bố mẹ không nên cho các bé dưới 4 tuổi ăn những thức ăn cứng hoặc tròn như kẹo, đậu phộng, nho và các loại hạt,…

Bi la bat ngo, cau be 2 tuoi giat minh nuot luon chia khoa-Hinh-2
Dị vật đường tiêu hóa, nhất là dị vật thực quản, là tai nạn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Đây là một cấp cứu có tính phổ biến ở trẻ em. 

Khi cho ăn, trẻ ngồi thẳng và có sự quan sát của người lớn. Hướng dẫn các con nhai kỹ thức ăn, không la hét, cười giỡn hay chạy nhảy khi đang ăn.

Đồng thời, cần để các vật dụng, đồ chơi kích thước nhỏ ra xa tầm tay các con. Trong trường hợp trẻ nuốt hay hóc dị vật, người nhà không tự ý sơ cứu như móc họng mà cần đem trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.

>>> Mời độc giả xem thêm video Mở cửa xe ô tô bất cẩn, hậu quả khôn lường:

(Nguồn: ANTV)

Bé gái 5 tuổi ngừng tuần hoàn sau khi ăn lạc

Người nhà cho biết sau khi ăn lạc, bé gái sau xuất hiện tím tái, khó thở, gia đình đã sơ cứu nhưng không hiệu quả.

Tối 23/3, Trung tâm Cấp cứu 115 trực thuộc hệ thống y tế Hùng Vương, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận cấp cứu bé gái 5 tuổi bị ngừng tuần hoàn ngoại viện, nghi hóc dị vật đường thở do ăn lạc.

Qua khai thác nhanh, người nhà cho biết sau khi ăn lạc, bé gái sau xuất hiện tím tái, khó thở, gia đình đã sơ cứu nhưng không hiệu quả. Trung tâm Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện, đồng tử giãn. Thời gian từ lúc cháu bắt đầu có dấu hiệu khó thở tới khi tiếp cận các y bác sĩ khoảng chừng 15-20 phút.

Bé trai 2 tuổi suýt chết vì đeo dây chuyền: rủi ro khi cho trẻ đeo trang sức

Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, cho trẻ đeo trang sức còn khiến bé gặp nguy hiểm khi không có người giám sát bên cạnh.

Thông tin trên Khám phá dẫn lời cô giáo trông trẻ, vào trưa 26/10, bé B.Đ.N.N (2 tuổi, ngụ Tân Tạo, Bình Chánh) bắt đầu kêu la, khóc không ngừng, liên tục chỉ tay vô cổ. Tình trạng này xảy ra sau khi bé ngồi cầm chơi và ngậm mặt dây chuyền.

Bé gái nhét dị vật trong “vùng kín”: Dạy trẻ tránh tái phạm

(Kiến Thức) - Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), cho biết đơn vị này vừa nội soi âm đạo, gắp dị vật trong “vùng kín” cho bé gái L.N.T.N. (6 tuổi, ngụ tại Tiền Giang).

Gia đình bệnh nhi cho biết trước đó, vùng âm đạo của trẻ sưng đỏ, đau rát, tiết dịch vàng và có mùi hôi. Trẻ được điều trị nội khoa, uống thuốc trị viêm nhưng tình trạng bệnh không giảm.
Lo lắng con có vấn đề bất thường, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để thăm khám. Qua siêu âm bụng, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị viêm âm đạo kéo dài do dị vật trong vùng kín.