Phát hiện sửng sốt trong vành đĩa ngôi sao GG Tauri A

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ra hydrogen sulfide từ vành đĩa quanh hệ thống ngôi sao GG Tauri A, nằm cách Trái đất khoảng 490 năm ánh sáng trong vùng hình thành sao Taurus-Auriga.

Hệ thống ngôi sao GG Tauri (viết tắt là GG Tau) là một hệ thống bốn chiều với 3 sao GG Tauri A (GG Tau A).

Do có kích thước lớn, nhiệt độ thấp (khoảng 20 độ K) và khối lượng lớn (bằng khoảng 0,15 khối lượng mặt trời), hệ sao này được các nhà thiên văn học coi như là một mục tiêu tuyệt vời để tìm kiếm hóa học các phân tử lạnh.

Phat hien sung sot trong vanh dia ngoi sao GG Tauri A
Nguồn ảnh: Phys. 

Gần đây, một nhóm các nhà thiên văn học tại Đại học Bordeaux, Pháp tiến hành nghiên cứu hóa học vành đĩa xung quanh sao GG Tau A. Nghiên cứu của họ tập trung vào các phân tử mang lưu huỳnh.

Kết quả, các nhà khoa học đã tìm thấy hydro sulfide (H 2 S), carbon monosulfide (CS), lưu huỳnh monoxit (SO) và sulfur dioxide (SO 2 ) tồn tại rất nhiều trên vành đĩa hệ sao này.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ

Nghiên cứu được tiến hành qua việc sử dụng Hệ thống giao thoa kế NOrthem Extended Millimeter Array (NOEMA) nằm ở Plateau de Bure trong dãy núi Alps của Pháp, cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện phát xạ hydrogen sulfide.

Ngoài hydrogen sulfide, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra HCO +, H 13 CO + và DCO + trong vành đĩa hệ sao GG Tau A.

Chân dung gia đình sao lạ dưới công nghệ tia X

(Kiến Thức) - Bằng cách nghiên cứu các cụm sao trẻ, quan sát các gia đình sao bằng công nghệ, các nhà thiên văn hy vọng hiểu được thêm về cách các ngôi sao bao gồm Mặt trời của chúng ta được sinh ra. 

NGC 6231, nằm cách Trái đất khoảng 5,200 năm ánh sáng, là một thử nghiệm lý tưởng để nghiên cứu một cụm sao trẻ, ở giai đoạn quan trọng trong sự tiến hóa của nó.

Bụi liên sao có thể đã tạo ra Hệ mặt trời?

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học tìm thấy một số bụi liên sao, tham gia hình thành Trái đất và Hệ Mặt trời cách đây hàng tỉ năm, nghiên cứu mới được công bố trên Thông báo Thiên văn của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Anh.

Loại bụi liên sao mới được phát hiện là quan trọng bởi vì nó là loại bụi tồn tại đầu tiên trước khi hình thành Hệ Mặt trời, hành tinh và các ngôi sao.

Tiết lộ nguồn gốc mùi như trứng thối trên mây sao Thiên Vương

(Kiến Thức) - Những đám mây của sao Thiên Vương bao gồm hydrogen sulfide, có mùi giống như trứng thối, nghiên cứu mới của các nhà khoa học khi phân tích ánh sáng hồng ngoại của hành tinh băng khổng lồ này đã chỉ ra.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ những đám mây trên sao Thiên Vương có chứa hydrogen sulfide, nhưng đã không thể xác nhận điều này bởi vì phần lớn không khí bị mắc kẹt trong nội địa của hành tinh và khó phát hiện.
Thiên vương tinh cũng được bao bọc bởi một lớp sương mù, khiến cho hành tinh băng khổng lồ màu xanh khó nhìn xuyên qua. Tàu Voyager 2 của NASA bay quanh Thiên vương tinh vào năm 1986, nhưng không thể xác định thành phần của đám mây, khiến các nhà khoa học tranh luận xem liệu chúng có được tạo thành từ hydrogen sulfide hay amoniac hay không.