Bệnh viện Phụ sản Trung ương có giám đốc mới

Chiều 2/1, GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

GS.TS Nguyễn Duy Ánh sinh năm 1966, quê Thuận Thành, Bắc Ninh. Năm 1998, ông Ánh chuyển về công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từng trải qua các vị trí phó khoa, trưởng khoa và được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc năm 40 tuổi. Sau đó 7 năm ông được bổ nhiệm làm Giám đốc bệnh viện này.

Trong thời gian lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội GS Ánh đã đưa bệnh viện trở thành địa chỉ tin cậy của người bệnh. Dưới sự dẫn dắt của ông, bệnh viện đã triển khai thành công hàng loạt kĩ thuật cao trong lĩnh vực sản khoa như can thiệp trong buồng ối để "sửa chữa" thai nhi, phát triển chẩn đoán và sàng lọc trước sinh…

Benh vien Phu san Trung uong co giam doc moi

Đây cũng là bệnh viện tiên phong tự chủ tài chính toàn bộ chi thường xuyên đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên được nâng cao. GS Ánh được giới chuyên môn đánh giá là một trong những bác sĩ có tay nghề cao trong lĩnh vực sản phụ khoa.

Bệnh viện Phụ sản Trung ương có quy mô 1.350 giường bệnh nội trú. Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước.

Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc ...) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp.

Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch... trong đó có nhiều hệ thống xét nghiệm mới được các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới đưa vào sử dụng như hệ thống Autodelfia (xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh); hệ thống Tendem Mass (sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá); hệ thống Sequensing (xét nghiệm QF-PCR) đã giúp thầy thuốc của bệnh viện chẩn đoán, xử trí chính xác các trường hợp bệnh.

Bệnh tay chân miệng có gây rủi ro cho thai kỳ?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc, lo lắng liệu bệnh tay chân miệng có gây nguy hiểm khi thai phụ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh không?

Benh tay chan mieng co gay rui ro cho thai ky?

Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh tay chân miệng gây nguy hiểm cho thai nhi khi mẹ mang thai.

Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng phổ biến rất dễ lây ở trẻ em do enterovirus gây ra, bao gồm cả coxsackievirus. Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và thường gây sốt, lở loét đau trong miệng và phát ban đỏ như vết phồng rộp ở lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng thường không nghiêm trọng.

Thấy con gái dùng điện thoại bất thường, bố phát hiện điều đau lòng

Sau khi kiểm tra điện thoại, anh Trương bàng hoàng vì nỗi lo nhiều ngày của hai vợ chồng anh đã trở thành hiện thực kinh hoàng. Con gái anh đã bị xâm hại tình dục.

Anh Trương Minh Viễn, 39 tuổi, quê ở thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây và hiện sống ở quận Long Cương, thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Theo anh Trương Minh Viễn, anh đã sống và làm việc ở Thâm Quyến được hơn 20 năm. Năm 2009, vợ chồng anh sinh được một cô con gái, tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh, sau khi hoàn thành bậc mẫu giáo, con gái anh được đưa về quê cho bà nội chăm, mãi đến cấp hai mới quay lại Thâm Quyến sống cùng cha mẹ.

Cô gái trẻ bị cạn kiệt trứng như phụ nữ mãn kinh 50 tuổi

Cô gái chưa lập gia đình, 3 năm gần đây không có kinh nguyệt. Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán cô bị suy buồng trứng sớm.

Cô gái trẻ sinh năm 1996, bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt từ năm lớp 7. Thời gian đầu, cứ 3-4 tháng, cô mới có kinh một lần. Từ 22 tuổi, khoảng cách giữa các kỳ kinh của cô dài hơn (6 tháng). Ba năm gần đây, cô gái hoàn toàn không có kinh nguyệt.