Bắt cháu ăn mật cá để mắt sáng, bà hối hận cả đời

Bắt cháu ăn mật cá để cải thiện thị lực, bà nội hối hận vô cùng khi khiến cháu ngộ độc nặng, suy gan, suy thận.

Theo thông tin đăng tải, cậu bé Tiểu Hào, 10 tuổi, sống tại huyện La Điền, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, gần đây do cảm thấy mắt sưng, thị lực giảm nên đã nói chuyện này với bà.
Nghe nói mật cá có thể giúp giảm viêm, cải thiện thị lực, bà nội của Tiểu Hào đã ra chợ mua một con cá trắm đen lớn và mổ lấy mật cá (khoảng 10ml) đưa cho cháu trai dùng. Không chỉ thế, bà còn liên tục bắt Tiểu Hào ăn cá để bổ mắt hơn.
Nào ngờ, sau khi dùng mật cá, Tiểu Hào xuất hiện triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy liên tục, cả người uể oải, không có sức. Sợ hãi, cha mẹ Tiểu Hào vội vã đưa con vào bệnh viện để điều trị.
Bat chau an mat ca de mat sang, ba hoi han ca doi
 Bắt cháu ăn mật cá để mắt sáng, bà hối hận cả đời. - Ảnh minh hoạ.
Lúc vào Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Hồ Bắc, Tiểu Hào đã bất tỉnh, khó thở, vô niệu và xuất hiện các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng khác. Sau khi kiểm tra, bé được chẩn đoán là ngộ độc mật cá với suy gan và thận.
Báo cáo chỉ ra rằng ngộ độc mật cá cấp tính là một cấp cứu lâm sàng nghiêm trọng, Tiểu Hào đã uống mật cá trong hơn 9 giờ, tình trạng của bé vô cùng nguy kịch.
Đội ngũ Khoa Nhi chuyên sâu của Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em Hồ Bắc đã phối hợp chặt chẽ, điều trị truyền máu và chạy thận nhân tạo, tăng cường bảo vệ gan, thúc đẩy bài tiết, hỗ trợ triệu chứng và các phương pháp điều trị khác.
May mắn, sau vài ngày điều trị, phản ứng tinh thần của Tiểu Hào đã cải thiện đáng kể, chức năng gan transaminase của bé giảm xuống giá trị bình thường, chức năng thận của bé trở lại từ vô niệu đến đi tiểu bình thường, có thể tự ăn uống.
Về vấn đề này, bác sĩ Hứa Tuệ - Chủ nhiệm Khoa Nhi chuyên sâu của Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Hồ Bắc cho biết, túi mật của cá có chứa độc tố mật rất cao, cho dù túi mật cá được hấp hoặc ngâm rượu tươi thì vẫn có khả năng gây ngộ độc.
Nếu uống nhầm túi mật cá cần đến ngay bác sĩ gần nhất để rửa dạ dày, nếu có triệu chứng ngộ độc gây suy gan, thận cần chuyển đến cơ sở y tế có chuyên môn cao để được điều trị tốt hơn.

Nuốt mật cá chữa bệnh: Đừng dại kẻo đi gặp “Diêm Vương”

(Kiến Thức) - Nuốt mật cá cho khoẻ mạnh, đẹp da, thông gan mật là một trong những phương thuốc dân gian truyền miệng mà nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều trường hợp ngộ độc, thậm chí tử vong vì dùng mật cá.

Đã từ lâu, mọi người vẫn truyền nhau những bài thuốc chưa được kiểm chứng như: đau bụng, đau lưng uống mật cá trắm sẽ khỏi; hen suyễn, ho kinh niên, nuốt mật cá trắm sẽ hết bệnh; người ốm yếu, suy nhược uống mật cá trắm sẽ khoẻ..., coi mật cá trắm là một “tiên dược” có thể chữa khỏi bách bệnh.
Cũng vì vậy, hàng năm, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai phải tiếp nhận khoảng 10 - 20 ca ngộ độc mật cá trắm, thường là nam giới, không ít ca tử vong do nhập viện quá muộn.

Đón mẹ chồng lên chăm bà mang theo 2 cháu, tôi tối sầm mặt

Nhìn thấy 2 cô gái đó tôi tối sầm mặt vào, còn chồng thì vội chạy ra ôm hôn sung sướng.

Hai vợ chồng tôi đều là người tỉnh lẻ, gặp và cưới nhau khi cả hai đã đứng tuổi. Chồng tôi trước khi lấy tôi đã 35 tuổi, mới ly hôn vợ được 1 năm còn tôi khi ấy cũng 30 tuổi, chưa kết hôn lần nào. Lấy một người đã từng đổ vỡ như Hoàng, ban đầu tôi có chút e dè nhưng dần dần càng thấy yêu, thoải mái khi ở bên người đàn ông này. Anh tâm lý, giỏi kiếm tiền và rất thương vợ. 

Hoàng chỉ còn mẹ chứ bố thì mất từ hồi anh học Đại học, anh thương mẹ lắm nên tháng nào cũng dành thời gian về quê thăm mẹ. Mẹ bị đau lưng mãi không khỏi, đi đâu có thực nào tốt hay đồ gì anh đều mua hết về cho mẹ. Anh thương mẹ như vậy tôi không có vấn đề gì, bởi với ai mẹ đều là số 1. Tôi không ghen ngược lại còn thấy ngưỡng mộ sự hiếu thảo của chồng.

3 bộ phận cực độc trên cá, ngon đến mấy cũng không nên ăn

(Kiến Thức) - Cá rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chế biến cần đặc biệt chú ý loại bỏ 3 bộ phận cực độc, tránh ăn vào tiền mất tật mang.

3 bo phan cuc doc tren ca, ngon den may cung khong nen an
Chuyên gia sức khỏe khuyên nên thường xuyên tiêu thụ cá bởi chúng giàu đạm, ít chất béo, giàu vitamin D, thiamine, riboflavin và khoáng chất. Đặc biệt, cá – nhất là các loài cá biển còn chứa nhiều axit béo omega – 3 có khả năng thúc đẩy sự phát triển và duy trì chức năng của tế bào thần kinh, bảo vệ tim mạch, não và võng mạc.