Bạch tuộc thông minh biến vỏ dừa thành nạng

(Kiến Thức) - Bạch tuộc thông minh và khéo léo nên dễ dàng khiến nhiều loài động vật khác phải xấu hổ vì sự vụng về của chúng.

Xem video: Bạch tuộc lấy vỏ dừa làm phương tiện chạy như bay trên cát dưới đáy đại dương

Con bạch tuộc thông minh đã biến vỏ dừa thành nạng và di chuyển dưới đáy đại dương. Các nhà khoa học cho biết hành vi này là bằng chứng đầu tiên cho thấy bạch tuộc có thể sử dụng công cụ. 
Julian Finn, một nhà nghiên cứu thuộc Viện bảo tàng Victoria của Australia – một trong những nhà khoa học đầu tiên chứng kiến hành vi này, đã rất ấn tượng bởi những gì ông quan sát được. Như đã thấy trong đoạn video, bạch tuộc không chỉ biến vỏ dừa thành chiếc nạng giúp nó đi đứng dễ dàng hơn mà còn dùng nó như một nơi trú ẩn.
Bach tuoc thong minh bien vo dua thanh nang
 Bạch tuộc tận dụng vỏ dừa thành "ngôi nhà" nhỏ.
Bạch tuộc có 8 xúc tu, không có bộ xương trong, không có vỏ ở ngoài bảo vệ như ốc. Vòng đời của loài động vật thông minh này tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. 
Bạch tuộc có đến ba trái tim. Hai trái tim bơm máu xuyên qua hai mang trong khi trái tim thứ ba bơm máu đi khắp thân thể. Máu bạch tuộc chứa đựng protein giàu haemocyanin chuyên chở ôxy. Như những động vật thân mềm khác, bạch tuộc có những mang được chia ra và có những mạch máu quấn bên trong.

Khám phá khả năng siêu phàm mới của bạch tuộc

(Kiến Thức) - Khả năng siêu phàm mới của bạch tuộc được các nhà khoa học khẳng định trong nghiên cứu gần đây.

Nghiên cứu mới khẳng định khả năng siêu phàm mới của bạch tuộc, đó là chúng có thể nhìn qua da của nó. Các bằng chứng cho thấy lớp da của bạch tuộc có thể phát hiện ra ánh sáng bằng cách sử dụng Opsin (một loại protein nhạy sáng) tương tự như trong đôi mắt.

Những con bạch tuộc có thể nhìn qua da mà không cần đến hệ thống thần kinh trung ương của nó. Phát hiện này một lần nữa chứng minh sự thực đáng kinh ngạc là những động vật thân mềm như bạch tuộc là một trong những sinh vật biển thông minh nhất thế giới.

Kham pha kha nang sieu pham moi cua bach tuoc
 Bạch tuộc phát hiện ra ánh sáng bằng cách sử dụng Opsin cũng có ở trong đôi mắt.
Nhà nghiên cứu Desmond Ramirez của Đại học California, Mỹ cho biết: “Da bạch tuộc không cảm nhận ánh sáng cùng một lượng chi tiết như các động vật sử dụng đôi mắt và bộ não. Nhưng nó có thể cảm nhận được sự gia tăng hoặc thay đổi về ánh sáng. Da bạch tuộc không phát hiện sự tương phản và góc cạnh, mà là độ sáng”.

Nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chiếu ánh sáng trắng lên da một con bạch tuộc, kết quả cho thấy sự thay đổi ở tế bào sắc tố, các bộ phận sắc tố trong da. Nếu không có ánh sáng, các tế bào sắc tố thư giãn và da có màu sắc như ban đầu.

Nhà nghiên cứu Desmond Ramirez giải thích rằng phản ứng trên cho thấy cảm biến ánh sáng được kết nối với các tế bào sắc tố, cho phép một phản ứng thích hợp mà không cần đầu vào từ não hoặc mắt.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục phát hiện ra một hợp chất gọi là Rhodopsin, có trong mắt và da bạch tuộc. Nó có khả năng giúp da loài này phát hiện các bước sóng khác nhau của ánh sáng, từ tím sang màu da cam. Ánh sáng màu xanh không có phản ứng mạnh mẽ có lẽ vì môi trường sống dưới biển của bạch tuộc là màu xanh.

Da của các loài động vật khác, kể cả con người, cũng có một số khả năng phát hiện ánh sáng. Một nghiên cứu đã xác định da của con người có thể "nhìn thấy" ánh sáng cực tím.

Tận mục chàng bạch tuộc với khả năng bắt chước siêu đẳng

(Kiến Thức) - Chú bạch tuộc này xứng đáng được trao giải Oscar nhờ tài năng bắt chước vô cùng điệu nghệ.

Tan muc chang bach tuoc voi kha nang bat chuoc sieu dang
 Đây chính là chân dung chú bạch tuộc Indonesia có khả năng bắt chước vô cùng tài giỏi.