![]() |
Apple Watch Series 4. Ảnh: SlashGear. |
![]() |
Apple Watch Series 4. Ảnh: SlashGear. |
![]() |
Apple Watch Series 5 có viền màn hình mỏng. |
![]() |
Thông báo té ngã được gửi từ Apple Watch, chiếc đồng hồ vỡ màn hình. Ông Bob Burdett bị chấn thương vùng đầu. Ảnh: 9to5mac. |
Nếu chiếc Apple Watch khẳng định hôm nay bạn mới chỉ tập thể dục được 3 phút, thì điều đầu tiên phải làm là đứng dậy và đi bộ thư giãn. Điều thứ hai? Kiểm tra xem dữ liệu đó chính xác đến đâu.
Chúng ta ai cũng từng gặp tình huống kỳ quặc khi bỗng nhiên Apple Watch báo rằng Move Goal (số bước phải đi mỗi ngày) đã hoàn tất, trong khi việc duy nhất chúng ta làm là ngồi lỳ trên ghế xem phim cả tiếng đồng hồ. Trong trường hợp chỉ báo hoạt động của bạn trên đồng hồ không khớp với thực tế, hãy xem mình đã đeo nó đúng cách chưa.
Phương thức dưới đây áp dụng được với mọi Apple Watch và mọi mẫu dây đeo bạn có. Tuy nhiên, hướng dẫn của Apple dường như tập trung hơn vào những dây đeo có khóa gài và lỗ điều chỉnh.
Đeo sao cho đúng?
Trong khi khá nhiều tính năng liên quan thể thao của Apple Watch hoạt động thông qua việc các linh kiện bên trong, như gia tốc kế chẳng hạn, đo chuyển động hoặc phát hiện té ngã, bản thân chiếc đồng hồ còn sở hữu một loạt các cảm biến ở mặt lưng. Nếu bạn từng thấy ai đó đeo Apple Watch quá lỏng, bạn sẽ để ý thấy một ánh đèn màu xanh lá cây sáng lập lòe ở mặt lưng đồng hồ. Đó là cảm biến quang học đo nhịp tim, sử dụng chụp ảnh quang học để tính toán nhịp tim của bạn.
Mặt lưng của Apple Watch cần được tiếp xúc với da để cảm biến nhịp tim quang học và điện tử hoạt động. Taptic Engine trong đồng hồ yêu cầu bạn phải đeo thật khít mới hoạt động được, và tính năng phát hiện cổ tay (Wrist Detect) cũng buộc bạn phải đeo đồng hồ sao cho mặt lưng tiếp xúc với da.
Apple thậm chí còn vẽ hình minh họa cách đeo đồng hồ để người dùng tham khảo:
![]() |