APEC 2027: Phú Quốc khởi động loạt dự án trọng điểm

Chiều 14/3, tại Bãi Đất Đỏ, Phường An Thới, thành phố Phú Quốc, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ khởi động các dự án phục vụ tuần lễ cấp cao APEC 2027.

Đồng chí Trần Hồng Hà – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã tham dự và phát biểu tại sự kiện.
Cùng dự lễ khởi động còn có ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Thủ tướng Chính phủ; Đại tướng Lê Hồng Anh - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Thường trực Ban Bí thư TW Đảng; Thứ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn; Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng; ông Nguyễn Tiến Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; ông Nguyễn Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và 370 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan TƯ, Sở, Ban, Ngành tỉnh Kiên Giang, TP Phú Quốc cùng đại diện các doanh nghiệp đang đầu tư tại Phú Quốc.
APEC 2027: Phu Quoc khoi dong loat du an trong diem
 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại sự kiện.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định: “Chúng ta phải cùng nhau xác định rõ ràng rằng việc đăng cai tổ chức APEC 2027, vừa là vinh dự to lớn, vừa là trách nghiệm thiêng liêng và cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Đồng thời đây cũng là một cơ hội đặc biệt, có một-không-hai, để giúp Phú Quốc trở thành tâm điểm của thế giới, khẳng định vị thế của một trong những thiên đường du lịch đẹp nhất hành tinh, chứng minh năng lực tổ chức sự kiện trọng đại, tầm cỡ thế giới của Việt Nam, của Kiên Giang và Phú Quốc”.
Tại đây, Đảng và Chính phủ đã xác định rõ, việc chủ động khởi công các dự án, công trình trọng điểm phục vụ hội nghị là bước quan trọng trong công tác tổ chức thành công APEC 2027. Các dự án công trình hoàn thành không chỉ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt công tác tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC 2027 mà còn nâng tầm cho đảo ngọc Phú Quốc trên bản đồ những điểm đến hấp dẫn.
Nâng cấp hạ tầng giao thông không-thuỷ-bộ
Chuẩn bị cho APEC, hạ tầng giao thông không, thuỷ, bộ tại Phú Quốc đều được gấp rút đầu tư. Theo đó, Phú Quốc sẽ xây dựng cảng hàng không đạt cấp 4E, bao gồm đầy đủ các hạng mục nâng công suất nhà ga, ga hàng hóa, nhà ga VIP, vị trí đỗ tàu bay, nâng cấp đường cất hạ cánh…
APEC 2027: Phu Quoc khoi dong loat du an trong diem-Hinh-2
 Sự kiện Phú Quốc công bố loạt dự án phục vụ APEC 2027.
Theo đó, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ mở rộng lên 1.073 ha, kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu lên 3,5km, xây dựng mới đường cất hạ cánh số 2 dài 3,3km, xây dựng mới nhà ga T2 là nhà ga quốc tế với công suất lên đến 20 triệu khách và nhà ga VIP, sân đỗ có sức chứa lên đến 70 chỗ, khu hangar (nhà chứa máy bay), bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, kho hàng hóa…
Bên cạnh đó, cảng hàng không Rạch Giá cũng được chỉ đạo nâng cấp, mở rộng với quy mô khoảng 200 ha, kéo dài đường băng khoảng 2,4km và xây mới nhà ga, nhằm tiếp nhận máy bay cỡ lớn.
Ngoài đường hàng không, cảng biển quốc tế An Thới sẽ được nâng cấp quy mô 100 ha, có thể đón những tàu du lịch lớn nhất thế giới như Icon of the Seas, với khả năng chở từ 7.000 đến 10.000 khách.
APEC 2027: Phu Quoc khoi dong loat du an trong diem-Hinh-3
 Ảnh phối cảnh Trung tâm hội nghị và triển lãm phục vụ APEC 2027.
Về các tuyến giao thông đường bộ từ Cảng HKQT Phú Quốc về Trung tâm hội nghị APEC, Phú Quốc sẽ mở rộng Đường tỉnh 975, đầu tư xây dựng mới tuyến tàu đô thị, triển khai dự án đường bao ven biển phía đông, nâng cấp các tuyến đường Trục Dương đông đi Bắc Đảo (975B) và dự án Đại lộ Đông – Tây đảo Phú Quốc kết nối khu hành chính mới của Phú Quốc với cảng Hàm Ninh. Cùng với đó là các dự án Đại lộ APEC tạo tuyến trục ngang kết nối từ tuyến ĐT. 973, ĐT. 975 với Khu tổ hợp đa chức năng APEC, có quy mô nền đường rộng 68m, dài khoảng 3km. Ngoài các tuyến đường mới, Phú Quốc cũng sẽ tiến hành chỉnh trang, ngầm hóa nhiều hạng mục tại những đô thị hiện hữu như An Thới, Dương Đông và gấp rút hoàn thiện các công trình hạ tầng tạo sự phát triển đồng bộ cho thành phố như: Đầu tư Hồ nước và các nhà máy nước; cải tạo sông Dương Đông; xây dựng nhà máy xử lý nước thải và xử lý rác thải sinh hoạt.
Đầu tư khu tổ hợp đa chức năng
Khu tổ hợp đa chức năng APEC là công trình trọng điểm góp phần nâng tầm vị thế Quốc gia trong Kỷ nguyên mới. Dự án được lấn biển 57ha, không phải giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất phát triển dự án có cảnh quan đặc sắc gắn với bãi biển hiện hữu.
APEC 2027: Phu Quoc khoi dong loat du an trong diem-Hinh-4
 Ảnh phối cảnh Khu tổ hợp đa chức năng APEC.
Khu tổ hợp có tổng sức chứa gần 15.000 người, bao gồm các công trình: Trung tâm Hội nghị và triển lãm rộng đến 10.000 m2 phục vụ yêu cầu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có công suất từ 3.000 đến 3.500 chỗ ngồi; Khán phòng đa năng; Trung tâm Báo chí quốc tế đảm bảo phục vụ 3.000 – 4.000 phóng viên, Quảng trường APEC, Khu hỗn hợp cao tầng bao gồm khách sạn, trung tâm thương mại mua sắm phi thuế quan và Cung văn hóa nghệ thuật đa năng với sức chứa 3.000- 3.500 chỗ, với trang thiết bị hiện đại có thể tổ chức các chương trình nghệ thuật, show diễn được dàn dựng bởi những đơn vị hàng đầu thế giới. Trong khuôn viên cung văn hóa nghệ thuật đa năng còn có không gian ẩm thực đủ phục vụ 3.000 - 4.000 người.
Bên cạnh đó là khu hỗn hợp tòa nhà biểu tượng 69 tầng, kết hợp văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại và khu bến du thuyền được kỳ vọng sẽ làm nên công trình thế kỷ mới của Phú Quốc.
APEC 2027: Phu Quoc khoi dong loat du an trong diem-Hinh-5
 Cầu Hôn - Biểu tượng du lịch Phú Quốc.
Cùng với các công trình mang tính biểu tượng đang hiện hữu như Cầu Hôn, cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới, show diễn đa phương phương tiện Kiss of the Sea với màn bắn pháo hoa hàng đêm…, khu tổ hợp đa chức năng khi ra mắt không chỉ góp phần tạo nên thành công cho APEC 2027, mà còn kiến tạo biểu tượng mới cho Phú Quốc, tạo ra những giá trị bền vững cho ngành du lịch địa phương.
Quyết tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án
APEC 2027 được xem là một cơ hội lịch sử cho Phú Quốc, nhưng cũng đặt ra cho đảo Ngọc nhiều thách thức, đặc biệt là tiến độ hoàn thành các dự án. Để các công trình có thể kịp “về đích”, Phú Quốc cần sự đồng hành quyết liệt của chính quyền địa phương và sự vào cuộc mạnh mẽ của các nhà đầu tư chiến lược được “chọn mặt gửi vàng”.
Phát biểu trong lễ khởi động, ông Nguyễn Thanh Nhàn - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh: “Nếu như Quyết định 178 đã đặt nền móng quan trọng, là kim chỉ nam “giúp Phú Quốc cất cánh”, thì sự kiện APEC 2027 chính là cơ hội lần thứ hai hết sức quý giá, mang tính đột phá, mở ra cho sự phát triển mạnh mẽ của “Phú Quốc trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Đây không chỉ là cơ hội để nâng tầm vị thế quốc tế, quảng bá hình ảnh của Phú Quốc, Kiên Giang mà còn là hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.”
APEC 2027: Phu Quoc khoi dong loat du an trong diem-Hinh-6
 APEC 2027 sẽ là bệ phóng đưa Phú Quốc từ một hòn đảo nghỉ dưỡng trở thành trung tâm kinh tế và hội nghị hàng đầu khu vực.
Không chỉ là một sự kiện, APEC 2027 sẽ là bệ phóng đưa Phú Quốc từ một hòn đảo nghỉ dưỡng trở thành trung tâm kinh tế và hội nghị hàng đầu khu vực. Chỉ còn 2 năm để Phú Quốc chuẩn bị cho APEC 2027, Phó Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo Phú Quốc cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng các dự án; đẩy nhanh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược; khẩn trương đàm phán, xác định các công trình đã đầu tư để có phương án chỉnh trang, nâng cao chất lượng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, khẩn trương của tỉnh Kiên Giang, thành phố Phú Quốc và các nhà đầu tư chiến lược trong công cuộc nâng cấp và đầu tư các dự án, cơ sở hạ tầng được lựa chọn.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp đầu tư tại Phú Quốc, ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group chia sẻ khi được hỏi về đón nhận nhiệm vụ và trọng trách nếu được tin giao triển khai các dự án phục vụ APEC 2027: “APEC 2027 sẽ là cột mốc quan trọng, tạo động lực đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch – kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới. Với quyết tâm, trách nhiệm và khát vọng làm giàu đẹp hơn nữa những vùng đất, chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng Chính phủ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang, Phú Quốc, huy động mọi nguồn lực để hiện thực hóa tầm nhìn này”.
Cùng với sự vào cuộc sâu xa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân Phú Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tin tưởng rằng Phú Quốc hoàn toàn có cơ sở để hoàn thành trọng trách. Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Chúng ta cùng quyết tâm hướng tới APEC 2027 thành công, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè, các nền kinh tế thành viên APEC về một Việt Nam thân thiện, hòa bình, năng động, hội nhập và phát triển, về một Phú Quốc tươi đẹp, đặc sắc, để trở thành điểm hấp dẫn trên bản đồ thế giới”.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tết là di sản văn hóa, hồn cốt dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn khẳng định, Tết là một di sản văn hóa quan trọng nhất của người Việt, là một phần hồn cốt của dân tộc, cho nên cần hiểu và thực hành để làm sâu sắc hơn những giá trị của Tết cổ truyền.

Tết là hồn cốt dân tộc, cần phải hiểu và giữ gìn

Trong dòng chảy của lịch sử, Tết Nguyên đán vẫn giữ được nhiều những nét đẹp văn hóa, là nơi lưu giữ ký ức của cha ông. Với nhiều người Việt Nam, Tết Nguyên đán mang ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng. Tuy nhiên, cũng từng có những tranh luận nên giữ hay bỏ Tết Nguyên đán trong thời kỳ hội nhập; hoặc ăn Tết Nguyên đán thế nào, có cần giữ lại các “nếp xưa” không, hay cần “cải tiến” cho phù hợp với thời đại mới…

[e-Magazine] Ca nương Thúy Hoàn: Người giữ hồn quan họ Kinh Bắc

Xuất thân từ một làng quan họ cổ, với niềm đam mê, tình yêu tha thiết với quan họ, ca nương Thúy Hoàn đã góp phần gìn giữ những làn điệu quan họ cổ với tinh thần nguyên bản nhất.

[e-Magazine] Ca nuong Thuy Hoan: Nguoi giu hon quan ho Kinh Bac
Gặp ca nương Thúy Hoàn vào ngày hội chùa Bùi, ngôi chùa cổ của làng Châm Khê - một trong những làng quan họ có sớm nhất vùng Kinh Bắc, cảm giác như thời gian quay ngược lại. Trong tiết trời hơi se lạnh, đặc trưng mùa xuân xứ Bắc, những nụ cười, ánh mắt, lời ca quan họ ngọt ngào, tha thiết của ca nương Thúy Hoàn cùng với các liền anh, liền chị đã đưa du khách về với không gian văn hóa Kinh Bắc đậm đặc, mê đắm.
[e-Magazine] Ca nuong Thuy Hoan: Nguoi giu hon quan ho Kinh Bac-Hinh-2

Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống, ca nương Thúy Hoàn cho biết, chị sinh ra và lớn lên ở làng Châm Khê – một trong những làng quan họ có sớm nhất vùng Kinh Bắc với những câu quan họ cổ đặc sắc, lối hát riêng chỉ có ở Châm Khê. Chất quan họ, theo chị, dường như đã ngấm vào chị từ lúc chị còn nằm trong bào thai, khi ông bà ngoại, các ông chú, bà cô… đều là những nghệ nhân quan họ. Từ khi còn nhỏ, chị đã được nghe, được học và dần cảm nhận cái hồn của quan họ – một loại hình âm nhạc không chỉ đơn thuần là hát, mà còn là cách giao tiếp đầy tinh tế giữa con người với nhau.

TS Phan Thanh Hải: Người giữ hồn Tết cổ truyền và bản sắc Huế

TS Phan Thanh Hải cho rằng, cần phải giữ Tết cổ truyền, bởi nó là kết tinh của văn hóa truyền thống. Và càng hội nhập, lại càng cần phải giữ gìn văn hóa truyền thống.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, là một trong những nhà quản lý văn hóa có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của vùng đất cố đô. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc về di sản, ông đã có những sáng kiến mang tính bền vững, góp phần khẳng định vị thế của Huế là trung tâm văn hóa, di sản lớn của Việt Nam.
TS Phan Thanh Hai: Nguoi giu hon Tet co truyen va ban sac Hue
 Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế. Ảnh: NVCC.