Tưởng đau dạ dày người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim

Cho rằng mình bị trào ngược dạ dày, anh đã tự ý mua thuốc uống mà không biết đôi khi biểu hiện của nhồi máu cơ tim có triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Chỉ vì chủ quan với đau vùng thượng vị, anh P.T.B (47 tuổi, Bình Dương) suýt mất mạng vì nhồi máu cơ tim. May mắn, nhờ sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, trái tim anh đã được hồi sinh ngay bên bờ vực tử thần.

Chủ quan với triệu chứng nhẹ, suýt mất mạng trong đêm

Là một cán bộ nhà nước, sống điều độ và chưa từng mắc bệnh lý tim mạch, anh B. không ngờ mình lại mang trong người một “quả bom nổ chậm”. Khoảng hai tuần trước, anh xuất hiện triệu chứng đau vùng thượng vị kèm đau tức ngực thoáng qua. Cho rằng mình bị trào ngược dạ dày, anh đã tự ý mua thuốc uống mà không đi khám.

Thế nhưng vào một đêm, anh đột ngột lên cơn đau ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi. Người nhà lập tức đưa anh đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ xác định anh bị nhồi máu cơ tim cấp, lập tức kích hoạt quy trình cấp cứu liên viện và chuyển anh đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á.

Cuộc chiến giành giật nhịp đập cho trái tim

Tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, anh B. được tiếp nhận với tình trạng nguy kịch. Qua triệu chứng lâm sàng kết hợp với điện tim tại giường anh được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên thành dưới giờ thứ 12 – tình trạng bệnh nhân còn đau ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi.

Tuy bệnh nhân vào viện khá trễ nhưng anh B vẫn còn trong thời gian vàng, triệu chứng đang tiến triển khó thở nhiều vẫn còn chỉ định can thiệp động mạch vành cấp cứu.

Bác sĩ nhanh chóng giải thích tình trạng bệnh, hướng xử trí cho gia đình và chuyển người bệnh vào phòng Cathlab để chụp và can thiệp động mạch vành qua da dưới DSA. Tuy vậy tình trạng anh B. diễn tiến nặng thêm, đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi, tím tái được đặt nội khí quản thở máy, hồi sức tích cực và chụp động mạch vành cấp cứu.

nhoi-mau-tim-da-day.png
Ê- kíp thực hiện can thiệp động mạch vành cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Kết quả chụp mạch vành cho thấy động mạch vành của anh bị hẹp nặng và tắc nghẽn nặng tại nhiều vị trí: tắc hoàn toàn động mạch vành phải, hẹp 80% nhánh liên thất trước, bán tắc nhánh mũ của động mạch vành trái.

Đây là một trường hợp tổn thương nặng cả 3 nhánh động mạch vành, diễn tiến nhanh, bệnh nhân được tiến hành nong và đặt 3 stent vào động mạch vành phải – nhánh thủ phạm.

Ngay sau can thiệp, tình trạng huyết động bệnh nhân ổn định trở lại và được chuyển vào khoa hồi sức tích cực theo dõi và điều trị tiếp

Không có tiền sử tim mạch, chớ nên chủ quan

Chỉ sau 48 giờ nằm tại khoa hồi sức tích cực, anh B. được hồi phục trở lại, đã tỉnh táo, được cai máy thở, hết đau ngực và hết khó thở, có thể ăn uống và được chuyển về khoa Can thiệp Tim mạch điều trị tiếp. Một kết quả đầy bất ngờ cho chính người bệnh và cả gia đình.

nhoi-mau-tim-da-day-1.jpg
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim - Ảnh BVCC

BS Trần Thị Yến Phụng, Khoa Can Thiệp Tim Mạch, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á chia sẻ: “Anh B. là bệnh nhân trẻ, không có tiền sử bệnh tim mạch trước đây. Những trường hợp như vậy thường xuất phát từ các yếu tố nguy cơ tim mạch như: tuổi, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, ít vận động, béo phì, hoặc yếu tố di truyền.

Đặc biệt, triệu chứng nhồi máu cơ tim đôi khi không rõ ràng và dễ bị bỏ sót – chỉ là đau vùng thượng vị, buồn nôn, đau tức ngực thoáng qua nên dễ bị nhầm với bệnh lý tiêu hoá”.

Trường hợp của anh B. là hồi chuông cảnh báo về thực trạng nhồi máu cơ tim đang ngày càng trẻ hóa. Đáng lo hơn là nhiều người chủ quan, tự chẩn đoán sai bệnh và không đi khám sớm.

"Đừng bao giờ xem nhẹ triệu chứng của bệnh lý tiêu hoá và cơn đau tức ngực thoáng qua, đặc biệt nếu kèm theo vã mồ hôi, khó thở, hay cảm giác “bóp nghẹt” ngực. Khi có triệu chứng nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán bệnh kịp thời – vì trong nhồi máu cơ tim, mỗi phút trôi qua đều có thể quyết định sự sống.

Điều đặc biệt đáng lưu ý ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim đã đặt stent mạch vành tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị, không tự ý ngưng uống thuốc hay tự ý bỏ điều trị.

Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh lý tim mạch, bệnh lý đi kèm, áp dụng lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, để phòng tránh các bệnh lý tim mạch và bệnh lý khác cũng như duy trì sức khoẻ ổn định lâu dài”, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á khuyên.

Đang điều trị các biến chứng tiểu đường thì nhồi máu cơ tim

Tiểu đường tuýp 2 có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí rút ngắn tuổi thọ người bệnh nên cần can thiệp kịp thời.

Cứu bệnh nhân cùng lúc mắc nhiều biến chứng đái tháo đường

Vừa qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận điều trị cho người bệnh Nguyễn Văn N., nam, 73 tuổi, trú tại Hà Nội, vào viện vì vết loét ngón V bàn chân phải. Vết loét lộ lớp cơ nông, sưng tím quanh tổn thương nhưng chưa có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng.

Đau ngực không khám, người đàn ông mất ý thức, tim ngừng đập

Người đàn ông 60 tuổi nhồi máu cơ tim, mất ý thức, tim ngừng đập, được bác sĩ Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng dùng kỹ thuật “đông lạnh” kết hợp lọc máu cứu sống.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực cơ sở An Đồng – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp đã cứu sống thành công người bệnh ngừng tuần hoàn với tiên lượng nguy kịch. Thành quả này là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ y bác sĩ nơi đây.

Ngừng tuần hoàn ngoại viện – cuộc chiến bắt đầu trước khi vào viện

Cứu sống người đàn ông nhồi máu cơ tim cấp, ngừng tuần hoàn

Người đàn ông 69 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, ngưng tuần hoàn vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cứu sống.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mới đây đã tiếp nhận nam bệnh nhân 69 tuổi, nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đột ngột xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn.