Cúm mùa biến chứng nghiêm trọng ở người bệnh đái tháo đường

Cúm mùa ở người khỏe mạnh thường nhẹ và tự khỏi, nhưng ở người bệnh đái tháo đường, cúm có thể gây ra viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa điều trị thành công một bệnh nhân nam 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng khó thở nặng.

Theo ghi nhận tại Khoa Điều trị tích cực, bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền như đái tháo đường, huyết áp cao, bệnh phổi mạn tính và rối loạn mỡ máu – là những yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng nặng khi nhiễm cúm, đặc biệt ở người lớn tuổi.

Khi đến viện, bệnh nhân khó thở nhiều, phải dùng máy thở không xâm nhập để hỗ trợ. Hình ảnh chụp phổi và kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh bị cúm B kèm viêm phổi, tình trạng khá nghiêm trọng. Với nền sức khỏe đã yếu sẵn, cúm khiến phổi tổn thương nặng, dễ dẫn đến suy hô hấp nếu không được xử trí kịp thời.

cum-mua.jpg
Ảnh Bệnh viện Nội tiết Trung ương cung cấp.

ThS.BS Phạm Thị Ngoan, Khoa Điều trị tích cực cho biết, bệnh nhân được dùng kháng virus, kháng sinh phổ rộng, thuốc giãn phế quản khí dung, kết hợp kiểm soát đường huyết và mỡ máu, đồng thời tập phục hồi chức năng hô hấp.

Sau 4 ngày điều trị tích cực, người bệnh dần cải thiện, cai được máy thở, không còn khó thở.

Tính đến ngày thứ 12 điều trị, bệnh nhân thở lại bình thường, phổi nghe rõ, oxy trong máu ổn định và đã đủ điều kiện xuất viện.

Đây là kết quả đáng mừng, nhưng bệnh nhân vẫn cần theo dõi định kỳ để tránh tái phát và kiểm soát tốt các bệnh mạn tính.

Theo ThS.BS Phạm Thị Ngoan, cúm mùa ở người khỏe mạnh thường nhẹ và tự khỏi, nhưng ở những người có bệnh lý nền như đái tháo đường, tim mạch, bệnh phổi mạn tính, ung thư hoặc người cao tuổi, cúm có thể gây ra viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Bên cạnh điều trị khi mắc bệnh, tiêm phòng cúm hàng năm là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong và gánh nặng điều trị cho nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Các đối tượng cần tiêm phòng cúm sớm và nhắc lại hàng năm gồm: người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, người mắc bệnh mạn tính như hen, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, người nhiễm HIV hoặc những người sống cùng, chăm sóc nhóm có nguy cơ cao.

Đặc biệt với người mắc đái tháo đường và các bệnh lý nền mạn tính, cần chủ động thăm khám định kỳ để kiểm soát sức khỏe toàn diện. Khi có dấu hiệu như ho, sốt, mệt mỏi bất thường, hãy đi khám ngay. Việc phát hiện sớm không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bác sĩ mách cách sử dụng thuốc điều trị cúm mùa an toàn, hiệu quả

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Cúm mùa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, ở Việt Nam, cúm mùa thường gây nên bởi virus A, B, C, trong đó thường gặp nhất ở người là chủng cúm A và B. Cúm có thể lây lan thành đại dịch. Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm.

Tỷ lệ mắc cao nhất có thể lên tới 90% ở người già và trẻ em. Bệnh có thể có diễn biến nghiêm trọng ở người bệnh mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp, COPD, các bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa, hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Tăng cường đề kháng, chẳng ngại cúm mùa với Vitamin C

Thời tiết giao mùa là lúc cúm mùa ập đến, khiến ta mệt mỏi, khó chịu với những hậu quả và biến chứng khó lường. Đây là thời điểm cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch với Vitamin C.

Vì sao Vitamin C lại lợi hại với cúm?

Tăng cường miễn dịch: Vitamin C giúp sản xuất các tế bào miễn dịch, "lính chiến" chống lại virus cúm.

Món ăn – bài thuốc phòng ngừa cảm cúm

Cảm mạo, cảm cúm là nhóm bệnh truyền nhiễm phát sinh ở cả bốn mùa trong năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào hai mùa đông và xuân.

Đông y cho rằng, để phòng tránh cảm mạo, bao gồm cả cảm thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm...) cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp khác nhau.

Bài thuốc từ đồ ăn, thức uống