6 thực phẩm siêu bổ dưỡng nhưng ăn cùng chuối lại gây họa

Ăn chuối đúng cách tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm.

Quả chuối có vị ngọt, hương thơm, phổ biến trong mọi gia đình. Loại quả này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin phong phú cho cơ thể con người. Các nghiên cứu của Tây y cho biết ăn chuối thường xuyên không chỉ có lợi cho não bộ, chống mệt mỏi thần kinh mà còn giữ ẩm cho phổi và giảm ho, chống táo bón, không gây béo phì. Ăn chuối thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa huyết áp cao, bảo vệ mạch máu.

Tuy nhiên, không thể ăn chuối vô tội vạ, kết hợp với những loại thực phẩm không phù hợp. 8 loại thực phẩm sau tuyệt đối không nên ăn với chuối:

Khoai tây, khoai môn, khoai lang

Nếu hai loại thực phẩm được sử dụng cùng nhau hoặc cách nhau không quá 15 phút, các nguyên tố chứa trong hai loại thực phẩm này sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo ra chất gây chướng bụng, đầy hơi, theo kết quả một nghiên cứu của Mỹ. Ngoài ra, theo một quan điểm của Đông y Trung Quốc, ăn chuối với khoai tây cùng lúc có thể gây ra vấn đề cho làn da, khiến da bị tàn nhang, đốm đen...

6 thuc pham sieu bo duong nhung an cung chuoi lai gay hoa

Chuối và khoai đều là thực phẩm tốt nhưng không nên kết hợp cùng nhau. (Ảnh minh họa)

Khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng không nên ăn cùng chuối. Ăn chung hai thực phẩm này sẽ gây đầy bụng, ngộ độc.

Giống như khoai tây, khoai môn, khoai lang không nên kết hợp với chuối trong cùng một bữa ăn. Sự kết hợp này dễ gây đầy bụng, ngộ độc mãn tính, đồng thời có thể gây ra tình trạng trào ngược axit. Tây y, qua nhiều kết quả nghiên cứu, chỉ ra ăn chuối và khoai lang cùng nhau sẽ gây ra các phản ứng sinh hóa bất lợi và gây khó chịu cho cơ thể.

Dưa hấu

Ăn dưa hấu và chuối cùng nhau có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở bệnh nhân suy thận và đau khớp. Hàm lượng đường trong dưa hấu khoảng 15% và hàm lượng ion kali khá cao, chuối cũng rất giàu kali. Vì vậy, người bị suy thận không nên ăn "bộ đôi" này.

Thịt bò

Ăn thịt bò và chuối gây co thắt dạ dày, đau thắt ngực. Axit oxalic trong chuối khi phản ứng với canxi và protein có trong thịt bò sẽ tạo thành các chất khó tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy.

6 thuc pham sieu bo duong nhung an cung chuoi lai gay hoa-Hinh-2

Ăn chuối lúc khoảng 10h sáng là tốt nhất cho cơ thể. (Ảnh minh họa).

Sữa chua

Một số người tỳ vị hư nhược dễ bị tiêu chảy, khi uống sữa chua cùng với chuối gây tác động tới nhu động ruột, rất dễ đau bụng, tiêu chảy.

Một nghiên cứu từng chỉ ra, chuối và sữa chua không phải bộ đôi tốt, thậm chí đem tới nguy cơ cho sức khỏe nếu ăn thường xuyên. Đương nhiên, nếu bạn ăn tách chúng ra thì không vấn đề gì.

Dù quả chuối có nhiều tác dụng, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi ăn chuối:

+ Không ăn chuối khi bụng đói. Khi bạn đói, dạ dày trống. Chuối chứa nhiều magie. Nếu ăn chuối lúc đói, magie trong cơ thể người sẽ đột ngột tăng cao, từ đó phá hủy sự cân bằng giữa magie và canxi trong máu, gây ức chế hệ thống tim mạch. Lượng kali trong chuối cũng rất cao, nếu bạn ăn lúc bụng đói, hàm lượng kali trong máu sẽ cao hơn lúc bình thường, gây ra các triệu chứng rõ ràng như tê bì, liệt cơ, buồn ngủ và mệt mỏi...

Ăn chuối tốt nhất từ 30 đến 60 phút sau bữa ăn. Ăn chuối đúng lúc vừa tốt cho việc đại tiện lại làm đẹp da.

+ Bệnh nhân thận không nên ăn chuối, do trong chuối có chứa nhiều nguyên tố kali và magie, khiến thận gặp khó khăn khi lọc máu.

+ Bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân viêm khớp không nên ăn chuối. Hàm lượng đường trong chuối cao sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu và gây tích tụ các chất chuyển hóa, làm bệnh trầm trọng hơn.

+ Người có cơ địa yếu không nên ăn chuối. Quả này có tính lạnh, không tốt với những người bị lạnh bụng. Nếu nữ giới bị phù nề bàn chân khi mang thai, tốt nhất cũng không nên ăn quả này nhiều.

Vợ khóc trên giường bệnh, chồng lật chăn phát hiện điều kinh hoàng

Nhấc tấm chăn mỏng ra khỏi người vợ, anh Devender kinh hoàng phát hiện mặt của người vợ đột quỵ bị chuột cắn, tổn thương khắp nơi, chảy máu không ngừng.

Theo thông tin đăng tải, sự việc xảy ra ở Rajasthan, Ấn Độ. Cô Roopwati, 30 tuổi, bị liệt do đột quỵ, không thể cử động chân tay hoặc nói chuyện.

Ăn mặc khí chất, Ngọc Trinh được báo Trung khen không tiếc mỹ từ

Sở hữu ngoại hình xuất sắc cùng cách ăn mặc khí chất, Ngọc Trinh được báo Trung ưu ái gọi tên “nữ thần sắc đẹp”.

An mac khi chat, Ngoc Trinh duoc bao Trung khen khong tiec my tu
 Mới đây, trang Sohu của Trung Quốc đăng tải bài viết hết lời khen ngợi nhan sắc của Ngọc Trinh. Thậm chí, tác giả bài báo không ngại dùng những mỹ từ như “nữ thần sắc đẹp”, “đường cong đẳng cấp nữ thần”... để miêu tả vẻ đẹp của người đẹp Trà Vinh. (Ảnh: IGNV)

8 thực phẩm gây táo bón thường xuyên bạn cần lưu ý

Sử dụng thực phẩm trong khẩu phần ăn có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón, tuy nhiên có một số loại thực phẩm khác lại làm cho táo bón trở nên nặng hơn.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa không hẳn là thực phẩm gây táo bón với tất cả mọi người. Tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị táo bón do nhạy cảm với protein có trong sữa bò.

Hệ tiêu hóa của trẻ thường chưa hoàn chỉnh. Do đó khi nhận thấy trẻ bị táo bón, phụ huynh nên xem xét lại những thực phẩm để xác định đúng nguyên nhân và tiến hành khắc phục. Không nên dùng thuốc cho trẻ một cách tùy tiện.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Chuối xanh

Chuối chín có thể rất tốt cho người bị táo bón nhưng chuối chưa chín lại là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Chuối chưa chín có chứa nhiều tinh bột kháng – thành phần này thường không được tiêu hóa khi đi qua ruột non. Hơn nữa chuối chưa chín chứa một lượng tannin cao, hợp chất này có thể làm chậm quá trình thực phẩm đi qua ruột. Do đó, thực phẩm này có thể khiến hệ tiêu hóa trì trệ và đầy hơi.

Nếu bạn ăn quá nhiều chuối chưa chín, bạn có thể nguy cơ bị táo bón cao hơn bình thường.

Thịt đỏ

Thịt đỏ có thể gây táo bón vì thực phẩm này hầu như không chứa chất xơ. Hơn nữa thịt đỏ chứa hàm lượng chất béo và đạm cao. Những thành phần này cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa hoàn toàn.

Bạn hoàn toàn có thể thay thế nguồn đạm từ thịt đỏ bằng những loại thực phẩm không gây táo bón, như thịt trắng, các loại đậu, nấm,…

Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen… Một số người có thể bị táo bón khi họ ăn thực phẩm có chứa gluten. Ngoài ra, nếu mắc phải bệnh celiac, bạn cần phải tránh các món ăn có nguyên liệu làm từ những loại ngũ cốc trên để hạn chế những phản ứng không mong muốn, chẳng hạn như khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, suy dinh dưỡng…

Thức ăn nhanh

Thường xuyên ăn thức ăn nhanh là một trong những thói quen dễ gây táo bón. Những thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo lớn nhưng lại có rất ít chất xơ. Ngoài ra, đồ ăn nhanh còn chứa nhiều gia vị, đặc biệt là muối. Khi bạn ăn nhiều muối, cơ thể sẽ tự động hút nước từ ruột để cân bằng lượng muối dư thừa trong máu.

Khi hàm lượng nước trong ruột giảm, phân sẽ có xu hướng cứng và khô hơn bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng táo bón.

Trái hồng

Trái hồng là một loại trái cây phổ biến ở các nước Đông Á. Tuy nhiên loại trái cây này lại là nguyên nhân gây táo bón mà nhiều người không ngờ đến. Hồng có chứa một lượng lớn tannin. Thành phần này giảm sự co thắt ruột, khiến quá trình tiêu hóa bị ngưng trệ.

Thực phẩm chứa caffeine

Caffeine có thể khiến bạn mất nước và dễ bị táo bón hơn. Do đó, bạn cần hạn chế các thực phẩm và đồ uống chứa thành phần này như cà phê, socola,…

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường có chứa phẩm màu, chất bảo quản và gia vị. Những thành phần này không chỉ khiến đường ruột mất nước mà còn làm giảm khả năng hoạt động của cơ quan tiêu hóa.

Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn khiến bạn dễ bị táo bón, đầy hơi. Nếu bạn sử dụng những thực phẩm này trong thời gian dài, bạn có thể đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét tá tràng, ung thư dạ dày,…