5 cách giải nhiệt mùa hè nhiều người thích nhưng sai hoàn toàn

Cái nóng bức của mùa hè hẳn sẽ khiến nhiều người khó chịu và muốn giải nhiệt thật nhanh.

Uống nước lạnh, ăn đồ lạnh

Nước đá lạnh có thể làm xoa dịu cơn khát và nóng bức nhanh chóng nhưng nó khiến mồ hôi không tiết được ra ngoài. Mồ hôi đọng lại trong cơ thể sẽ không tốt cho việc lưu thông máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, cảm sốt, viêm phổi.

Thêm vào đó, việc ăn các loại đồ ăn lạnh, uống nhiều nước đá lạnh khi cơ thể còn đang nóng nực sẽ khiến cho dạ dày, ruột co thắt, làm tăng nguy cơ bị đau bụng cấp tính.

Áp mặt vào quạt hoặc điều hòa

Khi trời quá nóng bức, nhiều người thích ngồi thẳng quạt hoặc điều hòa để cơ thể nhận được luồng gió mát liên tục. Thế nhưng cách này lại khiến cơ thể bạn mất nước nhanh và dẫn đến mất cân xứng nhiệt, rối loạn tuần hoàn, choáng váng, thậm chí trúng gió và dễ mắc các bệnh như sổ mũi, đau đầu, viêm họng…

5 cach giai nhiet mua he nhieu nguoi thich nhung sai hoan toan

Ngồi điều hòa ngay khi vừa ở ngoài trời nắng nóng

Vừa đi nắng về mà được ngồi điều hòa thì quả thật rất sảng khoái. Tuy nhiên, hậu quả của việc làm này gây ra không hề nhẹ.

Khi cơ thể từ môi trường nhiệt độ cao tiếp xúc ngay với môi trường nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ nhiều sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không thoát được làm tổn hại đến hệ thần kinh, nhẹ thì tắc mũi, nặng thì bị sốc nhiệt. Đối với người già và trẻ nhỏ thì điều này đặc biệt nguy hiểm.

Không chỉ vậy, nhiều người có thói quen bật điều hòa ở nhiệt độ thấp với mong muốn làm lạnh nhanh. Điều này dễ khiến bạn bị đau đầu, viêm họng, ngạt mũi…

Tắm ngay khi vừa đi nắng

Một làn nước mát lạnh cũng là cách giúp làm dịu cái nắng nóng mùa hè mà nhiều người áp dụng. Thế nhưng khi bạn mới đi ngoài nắng về, cơ thể còn đầy mồ hôi, lỗ chân lông đang nở to. Nếu bạn dội nước ngay sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và dễ gây ra các bệnh như đau đầu, cảm sốt. Thậm chí là tai biến, đột quỵ.

Nằm trên nền nhà lạnh

Khi cơ thể đang nóng hầm hập, mồ hôi nhễ nhại bạn không nên nằm nghỉ trên nền nhà quá lạnh. Bởi lúc này, các lỗ chân lông trên cơ thể sẽ nhanh bị thu hẹp hơn và dễ dẫn đến tình trạng cảm lạnh do cơ thể không thoát mồ hôi ra được.

Những cách giải nhiệt cho cơ thể vào mùa hè an toàn

Khi cơ thể bị nóng vào mùa hè, chúng ta có thể tìm đến một số cách giải nhiệt mùa hè như: uống đủ nước, ngâm chân mát, dùng trà bạc hà, ăn những thức ăn để làm mát như nha đam, sữa bơ, mặc trang phục phù hợp,…

5 loại trái cây vừa giúp giải nhiệt lại bổ sung năng lượng cho cơ thể

Cơ thể chúng ta thường mất khá nhiều nước vào mùa hè. Sử dụng những loại trái cây này thì cơ thể không chỉ được thanh nhiệt mà còn được bổ sung thêm nguồn năng lượng cực kỳ quý giá.

Quả bưởi

Bạn có biết 91% quả bưởi là nước? Không chỉ vậy, bưởi còn chứa lượng kali dồi đào, giúp cơ thể phục hồi năng lượng do mất nước. Đồng thời bưởi cũng chứa một nguồn vitamin và khoáng chất tốt. Ăn bưởi giúp hỗ trợ giảm cân và giảm kháng insulin. Vào mùa hè, không có lý do gì để bạn từ chối thưởng thức loại quả này.

4 bước làm trà tía tô chanh sả tăng sức đề kháng, giải nhiệt cơ thể

Kết hợp hài hòa những loại thảo mộc gia vị quen thuộc như lá tía tô, sả, gừng, chanh, mật ong, bạn có thể pha chế thành món trà thanh nhiệt, tăng sức đề kháng cho cả gia đình.

Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và chiết xuất lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Các loại gia vị, thảo mộc như củ sả, gừng tươi, chanh, mật ong cũng được xếp là những loại kháng sinh tự nhiên, giúp bổ sung vitamin cho cơ thể.

Từ những nguyên liệu quen thuộc trong mỗi gia đình, chuyên gia pha chế Văn Lê (Hà Nội) đã kết hợp thành món trà tía tô giúp giải nhiệt, tăng sức đề kháng.

Cách làm trà tía tô

Nguyên liệu làm trà tía tô:

- 15 ngọn tía tô tươi (tương đương 35-40gr). Nên chọn loại tía tô đỏ, ngọn dài khoảng 20cm

- 3 củ sả tươi

- 7gr gừng tươi

- 1 quả chanh xanh hoặc chanh vàng

- Mật ong nguyên chất

- 1,2l nước sạch

4 buoc lam tra tia to chanh sa tang suc de khang, giai nhiet co the
Nguyên liệu làm trà tía tô là các loại thảo mộc, gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình
Cách làm trà tía tô:

- Tía tô rửa sạch.

- Củ sả rửa sạch, đập dập, cắt thành từng đoạn dài khoảng 5cm.

- Gừng tươi rửa sạch, thái mỏng.

- Cho tía tô, sả, gừng, nước vào xoong inox đun sôi. Sau đó đun lửa trong vòng 10 phút. Tắt bếp, mở hé vung.

- Hãm trà trong khoảng 20 phút, sau đó lọc lấy phần nước, bỏ phần bã đi.

- Rót trà tía tô vào bình thủy tinh, cho mật ong vào khi trà tía tô còn ấm (khoảng 50- 60 độ), khuấy đều, điều chỉnh đô ngọt tùy theo khẩu vị. Tuy nhiên, để tốt nhất, bạn nên sử dụng 40ml mật ong.

4 buoc lam tra tia to chanh sa tang suc de khang, giai nhiet co the-Hinh-2
Sau khi đun sôi, đun hỗn hợp nhỏ lửa trong khoảng 10 phút

Cách thưởng thức trà tía tô:

- Nên uống trà tía tô khi còn ấm (nhiệt độ bằng với ở nhiệt độ cơ thể hoặc dưới 40 độ. Không nên uống trà quá lạnh.

- Rót trà tía tô ra cốc. Cho thêm vài lát chanh tươi thái mỏng vào, khuấy đều và thưởng thức.

- Nên nấu trà tía tô để uống trà trong ngày. Nếu chưa sử dụng ngay, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

4 buoc lam tra tia to chanh sa tang suc de khang, giai nhiet co the-Hinh-3
Thêm một chút nước cốt chanh vào trà, trà tía tô sẽ có màu hồng đep mắt. Nên nấu và sử dụng trà tía tô trong ngày.

Lưu ý: Bạn nên chọn và sử dụng các nguyên liệu sạch, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hay các loại hóa chất để làm trà. Nếu không có thời gian chuẩn bị các nguyên liệu tươi, có thể sử dụng các loại nguyên liệu như lá tía tô, gừng, sả… đã được sấy khô, hãm như hãm trà và sử dụng.