4 bước làm trà tía tô chanh sả tăng sức đề kháng, giải nhiệt cơ thể

Kết hợp hài hòa những loại thảo mộc gia vị quen thuộc như lá tía tô, sả, gừng, chanh, mật ong, bạn có thể pha chế thành món trà thanh nhiệt, tăng sức đề kháng cho cả gia đình.

Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và chiết xuất lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Các loại gia vị, thảo mộc như củ sả, gừng tươi, chanh, mật ong cũng được xếp là những loại kháng sinh tự nhiên, giúp bổ sung vitamin cho cơ thể.

Từ những nguyên liệu quen thuộc trong mỗi gia đình, chuyên gia pha chế Văn Lê (Hà Nội) đã kết hợp thành món trà tía tô giúp giải nhiệt, tăng sức đề kháng.

Cách làm trà tía tô

Nguyên liệu làm trà tía tô:

- 15 ngọn tía tô tươi (tương đương 35-40gr). Nên chọn loại tía tô đỏ, ngọn dài khoảng 20cm

- 3 củ sả tươi

- 7gr gừng tươi

- 1 quả chanh xanh hoặc chanh vàng

- Mật ong nguyên chất

- 1,2l nước sạch

4 buoc lam tra tia to chanh sa tang suc de khang, giai nhiet co the
Nguyên liệu làm trà tía tô là các loại thảo mộc, gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình
Cách làm trà tía tô:

- Tía tô rửa sạch.

- Củ sả rửa sạch, đập dập, cắt thành từng đoạn dài khoảng 5cm.

- Gừng tươi rửa sạch, thái mỏng.

- Cho tía tô, sả, gừng, nước vào xoong inox đun sôi. Sau đó đun lửa trong vòng 10 phút. Tắt bếp, mở hé vung.

- Hãm trà trong khoảng 20 phút, sau đó lọc lấy phần nước, bỏ phần bã đi.

- Rót trà tía tô vào bình thủy tinh, cho mật ong vào khi trà tía tô còn ấm (khoảng 50- 60 độ), khuấy đều, điều chỉnh đô ngọt tùy theo khẩu vị. Tuy nhiên, để tốt nhất, bạn nên sử dụng 40ml mật ong.

4 buoc lam tra tia to chanh sa tang suc de khang, giai nhiet co the-Hinh-2
Sau khi đun sôi, đun hỗn hợp nhỏ lửa trong khoảng 10 phút

Cách thưởng thức trà tía tô:

- Nên uống trà tía tô khi còn ấm (nhiệt độ bằng với ở nhiệt độ cơ thể hoặc dưới 40 độ. Không nên uống trà quá lạnh.

- Rót trà tía tô ra cốc. Cho thêm vài lát chanh tươi thái mỏng vào, khuấy đều và thưởng thức.

- Nên nấu trà tía tô để uống trà trong ngày. Nếu chưa sử dụng ngay, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

4 buoc lam tra tia to chanh sa tang suc de khang, giai nhiet co the-Hinh-3
Thêm một chút nước cốt chanh vào trà, trà tía tô sẽ có màu hồng đep mắt. Nên nấu và sử dụng trà tía tô trong ngày.

Lưu ý: Bạn nên chọn và sử dụng các nguyên liệu sạch, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hay các loại hóa chất để làm trà. Nếu không có thời gian chuẩn bị các nguyên liệu tươi, có thể sử dụng các loại nguyên liệu như lá tía tô, gừng, sả… đã được sấy khô, hãm như hãm trà và sử dụng.  

Tác dụng sức khỏe kỳ diệu của loại đồ uống giới trẻ mê mẩn

Loại đồ uống màu xanh lá cây ngon lành có thể là chiếc chìa khóa vàng giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu, một vấn đề sức khỏe tâm thần khá phổ biến và phức tạp.

Các nhà khoa học từ Đại học Kumamoto (Nhật Bản) đã chứng minh bột trà matcha danh tiếng của đất nước họ không chỉ tạo nên các loại đồ uống ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Thí nghiệm trên chuột cho thấy nó tác động trực tiếp lên 2 hóa chất thần kinh quan trọng và là một chất chống lo âu mạnh mẽ.

Tac dung suc khoe ky dieu cua loai do uong gioi tre me man

Matcha là nguyên liệu tạo nên nhiều loại đồ uống được ưa chuộng thời gian qua - ảnh minh họa từ internet

Phụ nữ có chu kỳ kinh 22 ngày và 35 ngày hoàn toàn khác biệt

Chu kỳ kinh chính là thước đo sức khỏe của phụ nữ. Nó còn phản ánh sức khỏe sinh sản của mỗi người.

Mỗi người phụ nữ lại có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau, ngay trong nhà mình đây, mẹ mình thì tầm 29 ngày đã có, chị gái thì tầm 32 ngày còn bản thân mình thì tới tận 35 ngày mọi người ạ.

Mình cũng hay thắc mắc rằng chu kỳ dài ngắn khác nhau thế thì có ảnh hưởng gì tới các cơ quan sinh sản, khả năng mang thai hay không nên cũng có tìm hiểu thử.