4 dấu hiệu nhận biết người bệnh hạ oxy máu

Khi bị hạ oxy máu, nếu không được hỗ trợ thở oxy kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Khi nhiễm COVID-19, các virus tấn công vào các phế nang, làm các phế nang phù nề, tăng tiết dịch, lòng các phế nang và các phế quản nhỏ bị dịch tiết lấp đầy… nên không khí hít vào không trao đổi được oxy với máu, khiến người bệnh bị hạ oxy máu. Lúc này, nếu không được hỗ trợ thở oxy kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.
4 dau hieu nhan biet nguoi benh ha oxy mau
Chăm sóc bệnh nhân thở máy tại cơ sở y tế. Ảnh minh hoạ
Dấu hiệu nhận biết thiếu oxy máu
Nếu không có máy đo, ta có thể dựa vào các dấu hiệu trên người bệnh để phát hiện tình trạng thiếu oxy máu:
- Cảm giác hụt hơi, thiếu không khí, há miệng ra thở
- Nhịp thở trên 25 lần/phút, mạch trên 100 lần/phút
- Da nhợt nhạt, môi và đầu ngón chân tay tím
- Cảm giác hốt hoảng, vật vã. Nặng hơn nữa thì đi vào li bì hôn mê.
Các cách hỗ trợ thở oxy trong điều trị bệnh nhân COVID-19
Nếu thấy người bệnh có một vài dấu hiệu trên hoặc SPO2 giảm dưới 94 thì ngay lập tức cho người bệnh thở oxy và liên hệ với nhân viên y tế hỗ trợ.
Các nguồn khí oxy
Bình oxy: Chứa oxy được nạp ở nhà máy dưới áp suất cao 150 Bar (gấp 150 lần áp suất khí quyển, hay nói cách khác oxy được nén lại 150 lần). Bình dùng tại nhà thể tích thường là 10lít, 14lít. Bình to dùng trong bệnh viện cỡ 40 lít.
Máy tạo oxy: Các máy nhỏ dùng tại nhà, tốc độ thường có 2 loại: loại nhỏ 3 lít/ph, loại lớn 5 lít/ph. Đây thực chất là máy lọc oxy, trong không khí chúng ta đang thở vốn đã có 21% là oxy. Máy này sẽ bơm không khí qua các quả lọc có hạt Zeolite, quả lọc này giữ khí ni tơ lại, chỉ cho oxy đi qua, tạo nên oxy tinh khiết.
Oxy hóa lỏng: Đây là nguồn oxy sản xuất công nghiệp, bằng cách hóa lỏng không khí để tách riêng oxy ra. Oxy hóa lỏng được cung cấp bằng xe bồn cho các bệnh viện lớn.
Oxy lỏng chứa trong các tháp lớn để ở ngoài trời và được gia nhiệt từ từ để trở thành oxy khí, đi theo các đường ống dẫn đến các phòng cấp cứu. Oxy lỏng có giá thành rất rẻ, cung cấp tập trung trong bệnh viện.

Dùng nhiều chất này, sớm muộn cơ thể cũng mắc ung thư

(Kiến Thức) - Ngoài yếu tố di truyền, môi trường sống ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc ung thư. Chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh, tiếp xúc nhiều với những chất dưới đây, cơ thể sớm muộn cũng mắc ung thư.

Dung nhieu chat nay, som muon co the cung mac ung thu
 Acrylamide. Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như khoai tây có thể giải phóng acrylamide khi đun nóng ở nhiệt độ cực cao. Khi đi vào cơ thể, lượng lớn acrylamide có khả năng gây ung thư.

Loạt trang phục độc dị, thách thức người mặc lẫn trí tưởng tượng

Sáng tạo trong thời trang mang tới sự mới mẻ, giúp người mặc thể hiện cá tính. Tuy nhiên, có những trang phục độc dị, sáng tạo quá đà gây thách thức người diện.

Loat trang phuc doc di, thach thuc nguoi mac lan tri tuong tuong
Mẫu trang phục độc dị với chi tiết hở mông trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội. Nguyên nhân bởi chiếc quần gần như không có khả năng che chắn khi cắt xẻ mạnh tay ở đúng vị trí nhạy cảm nhất. 

“Thiếu oxy máu âm thầm” khiến bệnh nhân COVID-19 tử vong đột ngột

(Kiến Thức) - Hiện tượng “giảm oxy máu âm thầm” dẫn tới suy hô hấp cấp nhanh có thể là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh nhân COVID-19 trẻ tuổi và không có bệnh lý nền đột ngột tử vong.

Theo kênh CNN (Mỹ), nhiều người nhiễm COVID-19 vẫn nói chuyện, đi lại bình thường, song nồng độ oxy trong máu thấp tới mức có thể gây bất tỉnh hoặc tử vong bất cứ lúc nào. Các chuyên gia gọi đây là hiện tượng "thiếu oxy thầm lặng" (silent hypoxia), xảy ra khi người bệnh không ý thức được cơ thể mình đang thiếu oxy. Đa số các bệnh nhân này hồi phục chậm hơn hoặc bệnh nặng hơn.

Hiện tượng “thiếu oxy máu âm thầm” xảy ra khi người bệnh không nhận ra mình đang thiếu oxy trong máu. Chính vì vậy, khi đến bệnh viện kiểm tra, tình trạng sức khỏe của họ nghiêm trọng hơn họ nghĩ.

Bác sĩ Richard Levitan, người có kinh nghiệm hơn 30 năm về chăm sóc tích cực, cho biết thông thường, những bệnh nhân gặp hiện tượng trên sẽ trải qua một số triệu chứng COVID-19 từ 2 đến 7 ngày. Sau đó, họ tới bệnh viện vì cảm thấy ngực bị siết chặt hoặc không có khả năng hít thở sâu.

Trong hai tuần tình nguyện làm việc tại phòng chăm sóc tích cực ở một bệnh viện thành phố New York (Mỹ), bác sĩ Richard chứng kiến các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mức oxy máu giảm xuống thấp, chỉ còn 50%. Mức oxy giảm này thường khiến bệnh nhân không còn tỉnh táo hoặc thậm chí rơi vào hôn mê. Một người khỏe mạnh có mức bão hòa oxy máu nằm trong khoảng 95% đến 100%. Bất kỳ chỉ số nào dưới 90% cũng bị coi là bất thường đối với sức khỏe.

“Thieu oxy mau am tham” khien benh nhan COVID-19 tu vong dot ngot
Hiện tượng "thiếu oxy thầm lặng" (silent hypoxia), xảy ra khi người bệnh không ý thức được cơ thể mình đang thiếu oxy. Đa số các bệnh nhân này hồi phục chậm hơn hoặc bệnh nặng hơn. Ảnh: AP. 

Bên cạnh đó, bác sĩ Richard cho biết trong kết quả chụp X-quang của một vài bệnh nhân khi nhập viện, phổi của họ đã viêm nặng. Với tình trạng phổi như vậy, đáng nhẽ, họ phải cảm thấy đau hoặc khó khăn lúc thở.

“Kết quả chụp X-quang rất xấu, lượng oxy máu thì thấp, nhưng những bệnh nhân này hoàn toàn tỉnh táo, thậm chí còn xem điện thoại và tất cả đều nói rằng cảm thấy không khỏe trong một vài ngày. Chỉ đến gần đây, họ mới nhận ra hơi thở trở nên gấp gáp hơn hoặc mệt”, bác sĩ Richard cho hay.

Đây là hiện tượng nguy hiểm bởi khi người nhiễm COVID-19 nhận thấy các dấu hiệu bất thường về hô hấp, bệnh đã ở giai đoạn rất nặng.

"Một số thậm chí phải sử dụng máy thở. Nồng độ carbon dioxide tăng lên, chất dịch tích tụ trong túi khí, phổi của họ xơ cứng, dẫn đến suy hô hấp cấp tính", ông bổ sung.

Các bác sĩ phỏng đoán đối với một số người, triệu chứng của COVID-19 không tiến triển nhanh chóng. Tiến sĩ Cedric Rutland, Hiệp hội Phổi Mỹ, giải thích khi nồng độ oxy giảm đáng kể, cơ thể sẽ tự động bù đắp bằng cách tăng nhịp thở và bệnh nhân dần làm quen với tốc độ đó. Nhiều người không nhận thức được điều này và không đến bệnh viện ngay.

Lúc họ phải nhập viện, tổn thương nghiêm trọng đã xảy ra, không chỉ với phổi mà còn nhiều cơ quan khác như tim, thận và não. Tình trạng "thiếu oxy thầm lặng" có thể giải thích cho một số trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh nền, nhiễm COVID-19 và đột ngột tử vong.

Giai đoạn đầu của đại dịch, hầu như các bệnh nhân COVID-19 “thiếu oxy thầm lặng” được sử dụng máy thở sau khi nhập viện. Hiện tại, y bác sĩ cố gắng tìm biện pháp thay thế như mặt nạ oxy hoặc điều chỉnh tư thế nằm. Các chuyên gia nhận định điều này có lợi cho cả nhân viên y tế và người bệnh.

Muốn nối máy thở, bác sĩ phải đặt nội khí quản. Quá trình này không hề dễ chịu. Nhiều người phải sử dụng thuốc an thần để không kéo ống thông ra trong giấc ngủ. Thở máy cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, viêm phổi hoặc đông máu.

Để tránh hiện tượng "thiếu oxy thầm lặng", bác sĩ Richard Levitan kêu gọi chẩn đoán sớm bằng cách cho bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ sử dụng máy đo nồng độ oxy máu trong suốt hai tuần cách ly. Ông cũng khuyến nghị người dân tự đo chỉ số này tại nhà bằng các thiết bị cầm tay, nhanh chóng tới bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường.

“Kiểm tra thường xuyên nồng độ oxy trong máu, dù là kiểm tra tại nhà hoặc tới các phòng khám, cũng có thể cung cấp dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề trong đường hô hấp liên quan đến viêm phổi ở bệnh nhân COVID-19”, ông Richard viết.