“Thiếu oxy máu âm thầm” khiến bệnh nhân COVID-19 tử vong đột ngột

(Kiến Thức) - Hiện tượng “giảm oxy máu âm thầm” dẫn tới suy hô hấp cấp nhanh có thể là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh nhân COVID-19 trẻ tuổi và không có bệnh lý nền đột ngột tử vong.

Theo kênh CNN (Mỹ), nhiều người nhiễm COVID-19 vẫn nói chuyện, đi lại bình thường, song nồng độ oxy trong máu thấp tới mức có thể gây bất tỉnh hoặc tử vong bất cứ lúc nào. Các chuyên gia gọi đây là hiện tượng "thiếu oxy thầm lặng" (silent hypoxia), xảy ra khi người bệnh không ý thức được cơ thể mình đang thiếu oxy. Đa số các bệnh nhân này hồi phục chậm hơn hoặc bệnh nặng hơn.
Hiện tượng “thiếu oxy máu âm thầm” xảy ra khi người bệnh không nhận ra mình đang thiếu oxy trong máu. Chính vì vậy, khi đến bệnh viện kiểm tra, tình trạng sức khỏe của họ nghiêm trọng hơn họ nghĩ.
Bác sĩ Richard Levitan, người có kinh nghiệm hơn 30 năm về chăm sóc tích cực, cho biết thông thường, những bệnh nhân gặp hiện tượng trên sẽ trải qua một số triệu chứng COVID-19 từ 2 đến 7 ngày. Sau đó, họ tới bệnh viện vì cảm thấy ngực bị siết chặt hoặc không có khả năng hít thở sâu.
Trong hai tuần tình nguyện làm việc tại phòng chăm sóc tích cực ở một bệnh viện thành phố New York (Mỹ), bác sĩ Richard chứng kiến các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mức oxy máu giảm xuống thấp, chỉ còn 50%. Mức oxy giảm này thường khiến bệnh nhân không còn tỉnh táo hoặc thậm chí rơi vào hôn mê. Một người khỏe mạnh có mức bão hòa oxy máu nằm trong khoảng 95% đến 100%. Bất kỳ chỉ số nào dưới 90% cũng bị coi là bất thường đối với sức khỏe.
“Thieu oxy mau am tham” khien benh nhan COVID-19 tu vong dot ngot
Hiện tượng "thiếu oxy thầm lặng" (silent hypoxia), xảy ra khi người bệnh không ý thức được cơ thể mình đang thiếu oxy. Đa số các bệnh nhân này hồi phục chậm hơn hoặc bệnh nặng hơn. Ảnh: AP. 
Bên cạnh đó, bác sĩ Richard cho biết trong kết quả chụp X-quang của một vài bệnh nhân khi nhập viện, phổi của họ đã viêm nặng. Với tình trạng phổi như vậy, đáng nhẽ, họ phải cảm thấy đau hoặc khó khăn lúc thở.
“Kết quả chụp X-quang rất xấu, lượng oxy máu thì thấp, nhưng những bệnh nhân này hoàn toàn tỉnh táo, thậm chí còn xem điện thoại và tất cả đều nói rằng cảm thấy không khỏe trong một vài ngày. Chỉ đến gần đây, họ mới nhận ra hơi thở trở nên gấp gáp hơn hoặc mệt”, bác sĩ Richard cho hay.
Đây là hiện tượng nguy hiểm bởi khi người nhiễm COVID-19 nhận thấy các dấu hiệu bất thường về hô hấp, bệnh đã ở giai đoạn rất nặng.
"Một số thậm chí phải sử dụng máy thở. Nồng độ carbon dioxide tăng lên, chất dịch tích tụ trong túi khí, phổi của họ xơ cứng, dẫn đến suy hô hấp cấp tính", ông bổ sung.
Các bác sĩ phỏng đoán đối với một số người, triệu chứng của COVID-19 không tiến triển nhanh chóng. Tiến sĩ Cedric Rutland, Hiệp hội Phổi Mỹ, giải thích khi nồng độ oxy giảm đáng kể, cơ thể sẽ tự động bù đắp bằng cách tăng nhịp thở và bệnh nhân dần làm quen với tốc độ đó. Nhiều người không nhận thức được điều này và không đến bệnh viện ngay.
Lúc họ phải nhập viện, tổn thương nghiêm trọng đã xảy ra, không chỉ với phổi mà còn nhiều cơ quan khác như tim, thận và não. Tình trạng "thiếu oxy thầm lặng" có thể giải thích cho một số trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh nền, nhiễm COVID-19 và đột ngột tử vong.
Giai đoạn đầu của đại dịch, hầu như các bệnh nhân COVID-19 “thiếu oxy thầm lặng” được sử dụng máy thở sau khi nhập viện. Hiện tại, y bác sĩ cố gắng tìm biện pháp thay thế như mặt nạ oxy hoặc điều chỉnh tư thế nằm. Các chuyên gia nhận định điều này có lợi cho cả nhân viên y tế và người bệnh.
Muốn nối máy thở, bác sĩ phải đặt nội khí quản. Quá trình này không hề dễ chịu. Nhiều người phải sử dụng thuốc an thần để không kéo ống thông ra trong giấc ngủ. Thở máy cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, viêm phổi hoặc đông máu.
Để tránh hiện tượng "thiếu oxy thầm lặng", bác sĩ Richard Levitan kêu gọi chẩn đoán sớm bằng cách cho bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ sử dụng máy đo nồng độ oxy máu trong suốt hai tuần cách ly. Ông cũng khuyến nghị người dân tự đo chỉ số này tại nhà bằng các thiết bị cầm tay, nhanh chóng tới bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường.
“Kiểm tra thường xuyên nồng độ oxy trong máu, dù là kiểm tra tại nhà hoặc tới các phòng khám, cũng có thể cung cấp dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề trong đường hô hấp liên quan đến viêm phổi ở bệnh nhân COVID-19”, ông Richard viết.

Liên tiếp không thêm ca COVID-19, bao nhiêu ngày Việt Nam có thể công bố chặn dịch thành công?

(Kiến Thức) - Tới 18h00 ngày 19/4, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19. Trong 3,5 ngày qua, số ca mắc vẫn là 268. Tuy nhiên, nước ta cần 28 ngày không có ca mắc mới thì mới có thể công bố hết dịch.

Kể từ khi ca bệnh số 17 xuất hiện, từ ngày 7/3 đến nay, đây là lần đầu tiên đã 3,5 ngày trôi qua (từ 6h00 sáng ngày 16/4 đến 18h00 ngày 19/4), Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào. Số ca mắc hiện nay vẫn là 268. Cũng trong ngày 19/4 có thêm 2 bệnh nhân khỏi bệnh, hiện chỉ còn 66 ca đang điều trị.
Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể công bố hết dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây ra khi không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.

Những món ngon đặc sắc của Hải Phòng nhất định phải thưởng thức khi hết dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Nếu có dịp ghé thăm Hải Phòng khi hết thời gian cách ly xã hội phòng tránh COVID-19, bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ngon đặc sắc như gỏi sứa đỏ, nem vuông cua bể, bánh đa cua đỏ…

Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19

Gỏi sứa đỏ: Để thưởng thức món ngon đặc sắc này, nguyên liệu đi kèm cần phải có đầy đủ bao gồm bỗng, dừa nạo, đậu phụ rán. Bạn quấn các nguyên liệu trên cùng lá tía tô, thêm chút sứa đỏ giòn sần sật và cảm nhận hương vị vừa ngon vừa mát.

Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-2
Cuốn bỗng: Cuốn bỗng có hai loại, một loại cuốn bằng lá hẹ hoặc hành, một loại cuốn bằng nem tráng. Về bản chất, đặc sản Hải Phòng này không có nhiều khác biệt so với phở cuốn. Tuy nhiên, điều độc đáo là dấm bỗng, một loại nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn của người Hải Phòng.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-3
Bánh Xì-lờ-Gấu (Xì-lồng-cấu): Sau khi du nhập về Hải Phòng, bánh Xì-lồng-cấu được biến tấu tên gọi thành Xì-lờ-Gấu. Nghe tên có vẻ lạ nhưng bản chất món bánh hấp dẫn này là hỗn hợp của bánh gạo nếp, gạo tẻ, mè trắng cho thêm đường hoa mai tạo màu nâu sẫm cho bánh.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-4
Bánh tráng Hải Phòng: Bạn có thể thưởng thức 3 loại bánh tráng ở Hải Phòng là bánh tráng chiên phồng phô mai, bánh tráng cuộn bơ sốt me và bánh tráng sốt thịt.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-5
Bánh đa cua: Nhắc đến ẩm thực Hải Phòng không thể bỏ qua bánh đa cua, được làm từ bánh đa đỏ, giò bò, chả cá và rau trông rất đơn giản. Điều tinh túy nhất của món ăn có lẽ là gạch cua và nước dùng. Tất cả những thứ trên hòa quyện tạo nên hương vị đậm đà khó cưỡng.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-6
Bánh mì que: Khách du lịch đến với Hải Phòng thường nhớ mãi hương vị của những chiếc bánh mì nhỏ xinh ở đây. Bánh mì que Hải Phòng không cầu kỳ, không sang chảnh và cũng chẳng đắt đỏ nhưng lại dễ dàng chinh phục thực khách bởi hương thơm nồng, vị beo béo, bùi bùi, đậm đà vừa miệng lại cay cay tê tê.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-7
Chè dừa dầm là một đặc sản quen thuộc của Hải Phòng. Món ăn vặt này vừa thơm béo hương dừa, ngọt đậm bởi sữa đặc, thêm chút sần sật mướt mát của dừa non thái dày. Vị man mát của thạch dừa hòa với vị ngậy của sữa tươi và dừa non bào tạo nên hương vị vô cùng đã miệng.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-8
Bánh đúc tàu: Đây là món ăn đường phố vô cùng nổi tiếng ở Hải Phòng. Bánh đúc ở đây vô cùng đặc biệt, bánh màu hạt điều bắt mắt thường ăn cùng với tôm thịt, đu đủ rán, nước mắm giấm. Bánh đúc tàu đầy đủ 4 vị chua cay mặn ngọt, càng ăn càng ghiền, dù ăn no nhưng vẫn thòm thèm muốn ăn thêm bát nữa.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-9
Bánh bèo Hải Phòng: Khác hoàn toàn so với nhiều địa phương khác, bánh bèo Hải Phòng dày và có hình chữ nhật, với nhân nằm trong bánh (gồm nấm mèo thái chỉ, thịt băm xào chín). Bánh sẽ được gói trong lá chuối và đặt vào xửng để hấp. Khi ăn, người ta thường cắt nhỏ thành từng miếng và chấm với nước mắm pha.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-10
Nem cua bể luôn nằm trong top những món nhất định phải ăn thử một lần khi tới Hải Phòng. Nem cua ngon đặc biệt được chế biến kỳ công, lớp thịt cua dày mỡ màng, béo ngậy cùng với miến, thịt, nấm hương, tất cả được gói gọn thành hình vuông, khi ăn cắt làm bốn. Nem cua ngon hơn khi chấm với nước mắm chua ngọt và ăn cùng rau sống.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-11
Hải sản: Đến với thành phố cảng mà lỡ quên thưởng thức những món hải sản vừa ngon vừa bổ thì quả là một điều đáng tiếc. Hải sản tươi ngon, lấy trực tiếp từ tàu thuyền vừa cập bến là một trong những đặc sản nổi tiếng nơi đây. Ảnh: Internet.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-12
Lẩu cua: Lẩu cua ở Hải Phòng, mà nhất là lẩu cua đồng cũng rất nổi tiếng. Sự đặc biệt nằm ở cách chế biến, khiến cho nồi lẩu ở đây mang hương vị không lẫn vào đâu được. Nước dùng cực kỳ đậm vị, nhiều gạch và thịt cua.
Nhung mon ngon dac sac cua Hai Phong nhat dinh phai thuong thuc khi het dich COVID-19-Hinh-13
Thạch găng: Với người Hải Phòng, thạch găng là quà vặt thường mang nhiều kỷ niệm ấu thơ. Ưu điểm là giá cả phải chăng, hương vị ngon ngọt, thơm mát, giúp giải khát ngày hè.

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Việt Nam cách ly 92 ca nghi nhiễm COVID-19, người nhiễm ở Hàn Quốc tăng kỷ lục

(Kiến Thức) - Bộ Y tế cho biết tính đến 7h30 ngày 27/2, Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp mắc virus corona, 14 ngày chưa có ca mắc mới, số trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 đang theo dõi, cách ly là 92.

Theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, cho biết tính đến 7h30 ngày 27/2, Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp mắc virus corona (14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới). Trong đó, số trường hợp đã điều trị khỏi là 16, số trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đang theo dõi, cách ly là 92. Ngày 26/2, số ca nghi nhiễm ở Việt Nam là 31 người.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, người nghi ngờ nhiễm virus corona phải là người đến vùng nguy cơ, tiếp xúc với các đối tượng mắc bệnh và có triệu chứng nghi ngờ (các triệu chứng liên quan đến hô hấp như sốt, ho, khó thở…) còn trong thời gian ủ bệnh.