Vừa ngỏ lời xin cưới đã nhận 2 cái tát liên tiếp như trời giáng

Vừa ngỏ lời xin cưới, Huy đã lĩnh ngay hai cái tát như trời giáng vì "hại đời con gái" của người anh yêu bấy lâu.

Tới giờ Huy vẫn không khỏi choáng váng bởi những gì xảy ra, với Huy tất cả như một bi kịch mà có lẽ anh nằm mơ cả đời cũng không tưởng tượng ra nổi. Hai cái tát liên tiếp vào mặt tiếp đó là lời của bố Yến “Cái đồ mất dạy. Cút...nhanh cút khỏi nhà tao”.

Huy và Yến yêu nhau từ những năm cấp 3, tuy nhiên cả hai không nhận được sự đồng thuận của gia đình. Cũng bởi mối thâm thù chuyện tình cảm khi xưa của bố mẹ hai bên. Hơn nữa, gia đình Yến chê Huy không có nghề nghiệp ổn định, nay đây mai đó. Mới đầu, Huy cũng vì thế mà buồn phiền, để không còn vương vấn tới Yến, anh chuyển ra Hà Nội làm việc.

Còn Yến vì quá nặng tình, nên một tháng sau đó, cũng đòi bố mẹ ra Hà Nội. Biết tính con, nên mẹ Yến đã khuyên nhủ chồng mình để Yến được ra Hà Nội. Nhưng điều kiện của ông bà là Yến phải sống cùng chị gái. Có như thế, họ mới quản lý được con gái. Yến nghe thế chấp thuận.

Dù bị ngăn cản, nhưng Yến vẫn tìm đến Huy. Cô như một kẻ si tình khi quỳ dưới chân Huy nói rằng “Nếu anh bỏ em, đời này kiếp này em không yêu ai nữa. Nếu anh cứ đòi chia tay, em sẽ tự tử cho anh xem”. Huy vẫn còn yêu Yến nên anh không nỡ khiến cho Yến đau lòng, vì thế hai người lại quay lại.

 
“Nếu anh bỏ em, đời này kiếp này em không yêu ai nữa. Nếu anh cứ đòi chia tay, em sẽ tự tử cho anh xem” (Ảnh minh họa).
“Nếu anh bỏ em, đời này kiếp này em không yêu ai nữa. Nếu anh cứ đòi chia tay, em sẽ tự tử cho anh xem” (Ảnh minh họa). 
Những ngày sau đó, họ vô cùng hạnh phúc. Huy vì yêu Yến nên không ngừng cố gắng trong công việc. Chẳng ngờ sau 3 năm tham gia kinh doanh cùng bạn bè, Huy từ chỗ một nhân viên bán hàng nay thành một ông chủ và tự mở đại lý riêng. Dù số tiền kiếm ra chưa nhiều như mong đợi, nhưng công việc của Huy đã có những khởi sắc nhất định.

Còn Yến sau khi tốt nghiệp cũng đã có một chỗ đứng vững chắc trong công ty. Yến nhanh nhẹn, hoạt bát ngày càng xinh xắn, trẻ trung. Vì thế, Huy càng đắm đuối. Dù Huy cũng đẹp trai, quanh anh cũng có không ít vệ tinh săn đuổi, Huy vẫn một lòng yêu Yến. Huy cứ nghĩ, mình có công việc, có thu nhập ổn định, chắc sẽ thuyết phục được gia đình Yến để xin cưới.

Về phía gia đình Huy, bố mẹ Huy thấy Yến hiền lành nên cũng mở lòng đón nhận. Họ coi Yến như con dâu trong nhà, có việc gì đều gọi đến Yến. Bố mẹ Huy cũng thì thầm to nhỏ, hi vọng Yến sẽ thuyết phục được bố mẹ để cuối năm Bình Thân hai người tổ chức lễ cưới. Yến thấy thế không khỏi háo hức.

Yến đem chuyện kể với chị gái, chị gái Yến thương em nên cũng động viên, dặn dò Yến cố gắng giữ gìn, rồi cô sẽ thuyết phục thêm bố mẹ. Nhưng chẳng ngờ, khi chuyện chưa êm xuôi thì Yến có thai. Vốn yêu nhau thật lòng, nên Huy quyết cưới. Anh tự tin nói với Yến sẽ thuyết phục được bố mẹ cô bằng cách sửa sang nhà cửa, rồi tậu một chiếc xe hơi vừa tiền để làm quà ra mắt.

Chẳng ngờ, ngày Huy trở về quê mang theo bao niềm tin, hi vọng bỗng chốc tan tành theo mây khói. Cũng bởi, khi nhìn thấy điệu bộ của Huy, bố Yến vô cùng tức mắt. Bố Yến lẩm bẩm với vợ: “Thằng đó mới ra Hà Nội được mấy năm đã bày đặt xe cộ, chẳng biết tiền nó hay đi vay mượn. Nó lại kiểu chảnh chọe như bố nó đây mà”.

Ông nói rồi đứng vênh vênh, mặc cho Huy chào hỏi. Khi Huy nói có chuyện muốn thưa bố Yến chỉ ậm ừ. Ông cố gắng nhẫn nhịn cũng vì Yến đã cầu xin cha mình từ trước.

Khi Huy ngỏ lời xin cưới Yến rằng: “Con thật lòng yêu Yến. Suốt những năm tháng qua, con đã cố gắng phấn đấu trong công việc cũng như trong cuộc sống, hi vọng bác sẽ đón nhận tình cảm của con. Mong bác cho con được đi lại tìm hiểu và cưới Yến làm vợ ạ”.

Nghe đến thế, bố Yến giãy nảy: “Sao tôi phải gả nó cho cậu?”.

   
Nghe thế, bố Yến trừng mắt nhìn Huy, rồi cho anh 2 cái tát đau điếng. Ảnh minh họa.
Nghe thế, bố Yến trừng mắt nhìn Huy, rồi cho anh 2 cái tát đau điếng. Ảnh minh họa. 
Huy lúng túng ngập ngừng chưa biết trả lời sao thì Yến nói xen vào: “Bố ơi! Bố cho chúng con cưới nhau đi, con có thai rồi, con có thai được 2 tháng rồi, bố có cháu ngoại rồi bố ạ”.

Nghe thế, bố Yến trừng mắt nhìn Huy, rồi cho anh 2 cái tát đau điếng: “Mày là cái thằng mất dạy, tao không chấp nhận không đời nào chấp nhận”.

Nói rồi ông quay sang tát con gái một cái tát điếng người: “Còn mày, mày không mau cút vào nhà cho tao”.

Màn xin cưới thất bại thảm hại khi ông nói rồi hùng hổ cầm chổi đuổi Huy về kiểu như xua đi vận đen đủi, miệng vẫn lẩm bẩm “Cái đồ mất dạy, mày hại đời con tao thế hả. Yêu với chả đương”. Huy thấy thế không khỏi nhục nhã, anh không nói thêm gì mà lủi thủi dắt xe về. Bởi Huy vẫn còn bị ám ảnh bởi trước đây, anh từng bị bố Yến cầm áo xốc ra khỏi nhà. Có lần Huy cứ đứng mãi ngoài sân cả đêm vẫn không được chấp nhận câu nói hại đời con gái của bố Yến.

Những ngày sau đó, Yến không hề liên lạc với Huy, Huy nhớ Yến cồn cào, anh thương cho đứa bé trong bụng. Anh rất yêu con, anh rất muốn được chào đón đứa con ấy. Nhưng giờ anh đang ở trong một bi kịch đau đớn, anh không biết làm thế nào để tháo gỡ bế tắc ấy. Càng nghĩ anh càng thấy đau, đau lắm!
Mời độc giả xem video: "Hôn nhân là mồ chôn của tình yêu":

Ngạc nhiên sự khác biệt giữa đám cưới Hà Nội và Sài Gòn

Chỉ riêng việc tổ chức một đám cưới thôi đã nói lên những đặc điểm thú vị trong văn hóa giữa hai miền đất nước.

Lễ ăn hỏi
Mâm lễ hỏi của Hà Nội và Sài Gòn khá tương đồng.
 Mâm lễ hỏi của Hà Nội và Sài Gòn khá tương đồng.
Hà Nội: Trong lễ ăn hỏi của người Hà Nội thường có mâm bánh cốm, bánh su sê, có nơi còn là bánh nướng, bánh dẻo. Lễ ăn hỏi của người Hà Nội thường tổ chức nhỏ trong phạm vi gia đình.
Sài Gòn: Cũng là các thứ sính lễ như trà, bánh, nhưng lễ ăn hỏi của người miền Nam thường tổ chức lớn hơn, khách mời cũng đông hơn.
Đưa thiệp mời
Người Hà Nội khá câu nệ việc gửi thiệp mời, còn người Sài Gòn thì không.
 Người Hà Nội khá câu nệ việc gửi thiệp mời, còn người Sài Gòn thì không.
Hà Nội: Đối với họ hàng, người Hà Nội thường chú ý đến tận nhà mời cưới. Khi mang thiệp mời đám cưới đến nhà người thân, bạn bè, một số gia đình còn mang theo bánh, chè sen trong lễ hỏi đến biếu.
Sài Gòn: Người Sài Gòn không câu nệ lắm trong chuyện mời đám cưới. Thường họ chỉ phát thiệp, có khi còn mời luôn qua điện thoại.
Ăn cưới
Hà Nội: Người Hà Nội hay ăn cỗ buổi trưa để cho cô dâu, chú rể và khách khứa đỡ mệt mỏi. Lúc đón dâu ban sáng xong là ra nhà hàng đã đặt trước ăn uống. Khách đến thấy chỗ nào trống thì ngồi vào chỗ đấy, ăn rất nhanh rồi rút lui gọn ghẽ.
Sài Gòn: Miền Nam thì hay ăn cỗ chiều. Lý do là để tiện cho việc nhậu. Khách được chia theo bàn, những người có quen biết xếp vào cùng một chỗ. Vì chén chú, chén anh nhiều nên người Sài Gòn ăn cỗ cưới cũng lâu hơn, chừng 4 - 5 tiếng mới xong.
Váy cưới
Hà Nội: Cô dâu miền Bắc ít thay váy cưới, chỉ mặc một bộ váy từ lúc đón dâu, khi vào tiệc chính đến tận lúc cuộc vui kết thúc. Thậm chí có cô dâu còn mặc áo dài đơn giản cho tiện việc đi lại, mời khách.
Sài Gòn: Cô dâu miền Nam, nhất là người Sài Gòn thay vài bộ váy trong tiệc cưới, có cô dâu thay tới 5 bộ. Nhiều khi khách chẳng kịp nhìn mặt cô dâu vì cô dâu lúc nào cũng bận... thay váy.
Âm nhạc
Hà Nội: Trong lễ cưới của người miền Bắc thường ít hát nhạc sống, có chăng là nhà hàng tổ chức sẽ mời ca sĩ của họ tới hát quan họ, dân ca. Khách khứa cũng chẳng mấy khi để ý đến ca sĩ hát trên sân khấu.
Sài Gòn: Với bản tính nhiệt tình, trong lễ cưới của người miền Nam, khách khứa thường lại rất hào hứng lên sân khấu hát mừng cô dâu, chú rể. Dù hát không hay nhưng nhiều người vẫn lên hát mừng hạnh phúc đôi trẻ.
Quà mừng
Đi ăn cưới, người miền Bắc mừng tiền, người miền Nam mừng quà.
 Đi ăn cưới, người miền Bắc mừng tiền, người miền Nam mừng quà.

Cô dâu mũm mĩm hãnh diện vì chiếc váy cưới rẻ tiền

(Kiến Thức) - Không đủ tài chính để mua váy cưới, Abbey Ramirez-Bodley sống tại Mỹ đã làm váy cưới tự chế đẹp lung linh nhưng có giá chỉ 70 USD.

Co dau mum mim hanh dien vi chiec vay cuoi re tien

Bride dành 8 tháng để tự may váy cưới của mình. Giá trị của nó thoạt nhìn đáng giá cả triệu USD.

Chọn hoa đắt giật mình cho đám cưới đại gia Việt

(Kiến Thức) - Có nhiều loại hoa cưới đắt đỏ đến mức chỉ dành cho giới nhiều tiền mua.

Sung sot nhung loai hoa cuoi dat giat minh
Với những người thuộc hàng đại gia, việc chi tiền tỷ cho tiệc cưới, thể hiện sự giàu có, xa hoa của mình là điều khá dễ dàng, song đa phần người dân không có nhiều cơ hội như vậy. Tại Việt Nam, hồi tháng 6/2014, từng có cặp đôi mạnh tay chi 21 tỷ chỉ riêng cho hoa tiệc cưới. Ảnh Florist Karen Tran chuẩn bị cho đám cưới gây xôn xao này.
Sung sot nhung loai hoa cuoi dat giat minh-Hinh-2
Nhiều cô dâu yêu thích hoa hồng David Austin cũng muốn trong ngày trọng đại được cầm bó hoa cưới từ loại hoa quý tộc, đẳng cấp này trên tay. Để sở hữu chúng, các cô dâu phải chi khoảng 50 USD (hơn 1 triệu đồng) một bông hoa nhỏ.
Sung sot nhung loai hoa cuoi dat giat minh-Hinh-3
 Chi phí cho một bó hoa hồng Juliet từng được "đội" lên 15 triệu USD (hơn 330 tỉ)/bó. Nhờ vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, mùi thơm nhẹ nhàng quyến rũ, bông hồng Juliet rất phù hợp để trang trí, làm hoa cầm tay trong đám cưới.