Vụ công an dùng nhục hình: Xét xử lại toàn bộ vụ án

Chiều 29/4, ông Nguyễn Hữu Phúc, Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Yên đã ký kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người.

Kháng nghị cho rằng bản án sơ thẩm áp dụng điều 298 Bộ luật Hình sự để xét xử các bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy là đúng người, đúng tội.
Tuy nhiên, trong quá trình xét hỏi Ngô Thanh Kiều tại Công an TP Tuy Hòa, các bị cáo không có mặt cùng lúc nhưng biết các bị cáo khác đánh Kiều mà vẫn không có ý kiến gì, như vậy có cơ sở kết luận các bị cáo biết việc dùng nhục hình và đã tiếp nhận ý chí của nhau. Do đó, các bị cáo phải chịu chung hậu quả gây đa chấn thương phần mềm và gây ra cái chết của Ngô Thanh Kiều.
5 bị cáo nguyên là sĩ quan công an trong vụ án dùng nhục hình đánh chết nghi can Ngô Thanh Kiều.
 5 bị cáo nguyên là sĩ quan công an trong vụ án dùng nhục hình đánh chết nghi can Ngô Thanh Kiều.
Hành vi của 5 bị cáo đã phạm tội dùng nhục hình thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, quy định tại khoản 3, điều 298 Bộ luật Hình sự. Kháng nghị cho rằng bản án sơ thẩm chỉ áp dụng khoản 1, điều 298 Bộ luật Hình sự cho các bị cáo Quyền, Mẫn, Quang, Huy để xử phạt là không đúng quy định của pháp luật và không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra.
Kháng nghị cũng cho rằng ông Lê Đức Hoàn là Trưởng ban chuyên án, Phó Công an TP Tuy Hòa đã có hành vi thiếu trách nghiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, để xảy ra việc dùng nhục hình gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, có dấu hiệu phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại điều 285 Bộ luật Hình sự nhưng chưa được cấp sơ thẩm điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau khi Chủ tịch nước có ý kiến yêu cầu VKSND Tối cao và TAND Tối cao chỉ đạo xét xử vụ án đúng pháp luật, VKSND Tối cao đã yêu cầu Viện KSND tỉnh Phú Yên xem xét lại toàn bộ vụ án, trong đó có việc xem xét bỏ lọt tội phạm là ông Lê Đức Hoàn khi có hành vi phạm 3 tội như đã nêu trên.
VKSND tỉnh Phú Yên đề nghị TAND tỉnh Phú Yên xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại theo đúng quy định pháp luật.
Mẹ con chị Trần Thị Tâm (vợ bị hại Ngô Thanh Kiều) chuẩn bị ra tòa đòi công lý.
 Mẹ con chị Trần Thị Tâm (vợ bị hại Ngô Thanh Kiều) chuẩn bị ra tòa đòi công lý.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ ngày 26/3 đến 3/4 tại TAND TP Tuy Hòa, luật sư Võ An Đôn (Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên) bào chữa cho gia đình người bị hại đã liên tục đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn về 3 tội “dùng nhục hình”, “bắt người trái pháp luật” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Luật sư Đôn cho rằng ông Hoàn là trưởng ban chuyên án (mà Ngô Thanh Kiều là nghi can trộm cắp) đã bắt Kiều trong đêm trái pháp luật, bắt mà không có lệnh bắt, các cán bộ công an dùng dùi cui đánh Kiều đến chết trong khi ông Hoàn có mặt ở Công an TP Tuy Hòa nên không thể nói là không biết.

Chủ tịch nước yêu cầu xử nghiêm vụ công an dùng “nhục hình“

Nhiều cơ quan truyền thông cho rằng, mức án mà Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đã tuyên chưa hợp lý và yêu cầu mở lại phiên tòa sơ thẩm.

Vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến việc TAND thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo nguyên sỹ quan công an về tội danh dùng nhục hình, gây tử vong.

Nhiều cơ quan truyền thông theo dõi phiên tòa đã nêu vấn đề về mức án tòa tuyên dành cho các bị cáo là chưa hợp lý.
Quang cảnh phiên tòa sơ thẩm.
Quang cảnh phiên tòa sơ thẩm. 
Sau khi xem xét, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có ý kiến yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo Chủ tịch nước kết quả.

Tàu ngầm Trường Sa không được phép thử nghiệm trên biển

Theo tin mới nhất, tàu ngầm Trường Sa do ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) tự sáng chế đã không được đồng ý cấp phép để thử nghiệm ngoài biển Diêm Điền.

Sáng 28/4, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) – người đã tự chế ra chiếc tàu ngầm Trường Sa cho biết, mới đây, ông vừa nhận được công văn trả lời từ UBND tỉnh Thái Bình về việc sẽ không cấp phép cho chiếc tàu ngầm của ông được thử nghiệm ngoài biển.

Sao không có ông tướng nào ở Trường Sa?

"Có cử tri hỏi tôi tại sao không có ông tướng nào ở Trường Sa? Hỏi tôi thì tôi cũng chịu...", ông Nguyễn Bá Thanh nói.

Sáng 28/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng do ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Đà Nẵng chủ trì đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Thanh Khê.

Tại buổi tiếp xúc, một cử tri cho rằng việc phong cấp tá, cấp tướng trong lực lượng vũ trang hiện nay đang là gánh nặng. Cấp tướng, cấp tá quá nhiều, tướng tá chi mà loạn xạ. Đại tá gì mà làm cấp dưỡng cũng đại tá. Lương của các vị đó là tiền của dân hết chứ ở đâu. Tôi thấy không có đất nước nào có nhiều tướng, tá như nước ta.

Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Đà Nẵng. 
Theo cử tri này, việc phong hàm cấp tướng, cấp tá tràn lan, loạn xạ cần được xem xét lại.

Sau khi lắng nghe các ý kiến của cử tri về việc phong hàm cấp tướng, cấp tá, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng: “Việc phong hàm cấp tướng, cấp tá rất nhạy cảm vì có nơi thế này, có nơi thế nọ. Việc phong tướng hay không phong tướng đều có quy định. Có cử tri hỏi tôi tại sao không có ông tướng nào ở Trường Sa? Hỏi tôi thì tôi cũng chịu. Cử tri phản ánh phong tướng, phong tá nhiều thì tôi ghi nhận. Sắp đến có luật , vấn đề này sẽ tốt dần lên.

Tất nhiên tôi không phản đối ý kiến này. Nhưng nếu so với ngày xưa, lực lượng quân đội, lực lượng công an đông hơn nhiều, công việc nhiều hơn, nặng nề hơn”.