Tàu ngầm Trường Sa không được phép thử nghiệm trên biển

Theo tin mới nhất, tàu ngầm Trường Sa do ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) tự sáng chế đã không được đồng ý cấp phép để thử nghiệm ngoài biển Diêm Điền.

Sáng 28/4, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) – người đã tự chế ra chiếc tàu ngầm Trường Sa cho biết, mới đây, ông vừa nhận được công văn trả lời từ UBND tỉnh Thái Bình về việc sẽ không cấp phép cho chiếc tàu ngầm của ông được thử nghiệm ngoài biển.
Trước đó, ông và các cộng sự có làm hồ sơ gửi lên UBND tỉnh Thái Bình đề nghị cho thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa tại khu vực biển ngoài phao số 0 Cảng Diêm Điền, cách bờ khoảng 12 km.
Mặc dù không đồng ý cấp phép, nhưng trong công văn trả lời của UBND tỉnh Thái Bình vẫn thể hiện sự hoan nghênh tinh thần đam mê tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo của ông Nguyễn Quốc Hòa trong việc tự chế và thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa.
Thái Bình không cấp phép cho tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm trên biển.
  Thái Bình không cấp phép cho tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm trên biển.
Về phía UBND tỉnh Thái Bình cho biết, nguyên nhân không cấp phép cho tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm ở ngoài biển là do công ty chưa tính toán và khảo sát hết các thông tin về điều kiện địa lý, thủy văn. Đặc biệt, tỉnh không đủ khả năng để đảm bảo an toàn, cứu hộ cho người lái khi thử nghiệm tàu ngầm nên tỉnh sẽ chuyển hồ sơ lên Bộ Quốc Phòng”.
Chủ nhân của chiếc tàu ngầm Trường Sa cũng cho biết thêm, trong hồ sơ gửi lên tỉnh xin cấp phép thử nghiệm tàu ngầm, ông có viết bản tường trình rất chi tiết về con tàu ngầm, quá trình thử nghiệm, các lần thử nghiệm thành công ở trong bể thử nghiệm, ở ngoài hồ…
Chia sẻ về cảm xúc sau khi biết tin sản phẩm của mình không được cấp phép thử nghiệm, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết, ông vẫn cảm thấy vui và sẽ tiếp tục lên kế hoạch, nung nấu ý tưởng để thời gian gần đây nhất, sản phẩm của ông sẽ được cấp phép thử nghiệm trên biển.
Trước đó, sáng ngày 28/3, chiếc tàu ngầm mi ni tự chế mang tên Trường Sa này cũng đã được đưa ra hồ nhân tạo ở Khu công nghiệp Vĩnh Trà, rộng khoảng 3ha, sâu khoảng 2,5 đến 3m để chạy thử, kết quả tàu đã thử nghiệm thành công hệ thống bánh lái.

Ngắm tàu ngầm Trường Sa sau khi sơn mới

Chiều 7/4, tàu ngầm mini mang tên Trường Sa 01 của Nguyễn Quốc Hòa đã mang một “màu áo mới”. Nó được sơn màu đen tuyền thay vì màu nâu nhạt như trước kia.

Trong “chiếc áo mới” này, con tàu trông bóng lộn, bắt mắt hơn nhiều so với “bộ áo cũ”. Trên thân tàu, ông Hòa cho sơn hình quốc kỳ Việt Nam đỏ thắm, ngay bên cạnh là tên tàu “Trường Sa 01”. Ngoài ra, trên đó còn có dòng chữ: Chế tạo tại Thái Bình - Việt Nam.
Ông Hòa cho biết, toàn bộ sơn dùng cho con tàu ngầm do một hãng sơn tại thành phố Hồ Chí Minh tài trợ. “Công ty này đọc trên báo chí, biết thông tin nên đã tài trợ sơn cho tàu. Họ đã pha sẵn sơn, chúng tôi chỉ việc mang về thực hiện. Đây là loại sơn chuyên dụng đặc biệt dành cho tàu biển, đắt hàng chục lần so với sơn thông thường. Sơn này có khả năng chịu được nước mặn, chống hà bám…”.

Sao không có ông tướng nào ở Trường Sa?

"Có cử tri hỏi tôi tại sao không có ông tướng nào ở Trường Sa? Hỏi tôi thì tôi cũng chịu...", ông Nguyễn Bá Thanh nói.

Sáng 28/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng do ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Đà Nẵng chủ trì đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Thanh Khê.

Tại buổi tiếp xúc, một cử tri cho rằng việc phong cấp tá, cấp tướng trong lực lượng vũ trang hiện nay đang là gánh nặng. Cấp tướng, cấp tá quá nhiều, tướng tá chi mà loạn xạ. Đại tá gì mà làm cấp dưỡng cũng đại tá. Lương của các vị đó là tiền của dân hết chứ ở đâu. Tôi thấy không có đất nước nào có nhiều tướng, tá như nước ta.

Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Đà Nẵng. 
Theo cử tri này, việc phong hàm cấp tướng, cấp tá tràn lan, loạn xạ cần được xem xét lại.

Sau khi lắng nghe các ý kiến của cử tri về việc phong hàm cấp tướng, cấp tá, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng: “Việc phong hàm cấp tướng, cấp tá rất nhạy cảm vì có nơi thế này, có nơi thế nọ. Việc phong tướng hay không phong tướng đều có quy định. Có cử tri hỏi tôi tại sao không có ông tướng nào ở Trường Sa? Hỏi tôi thì tôi cũng chịu. Cử tri phản ánh phong tướng, phong tá nhiều thì tôi ghi nhận. Sắp đến có luật , vấn đề này sẽ tốt dần lên.

Tất nhiên tôi không phản đối ý kiến này. Nhưng nếu so với ngày xưa, lực lượng quân đội, lực lượng công an đông hơn nhiều, công việc nhiều hơn, nặng nề hơn”.