Vợ chồng chim bói cá mải yêu đương, chết thảm sau khi vui vẻ

(Kiến Thức) -  Có lẽ vì mải yêu đương nồng nhiệt, không để ý đến bất cứ thứ gì xung quanh, đôi chim bói cá nhảy nhót, chạm đúng vào bộ phận cảm biến trên đường điện cao thế, gặp cái chết thảm khốc.

Theo thông tin đăng tải, mới đây, ở Carine, Australia, đã xảy ra câu chuyện hy hữu, một đôi chim bói cá do mải tình tứ đã gặp cái chết thảm khốc trên đường dây điện, đồng thời làm cho 1000 hộ dân trong vùng mất điện.
Được biết, vào thời điểm xảy ra sự cố, đôi chim bói cá đang thực hiện hành vi giao phối. Có lẽ vì mải yêu đương nồng nhiệt, không để ý đến bất cứ thứ gì xung quanh, đôi chim nhảy nhót, chạm đúng vào bộ phận cảm biến trên đường điện cao thế.
Kết quả, ngay sau đó là một tiếng nổ vang trời kèm theo tia lửa và khói bốc lên. Đôi chim bói cá uyên ương bị ngọn "lửa tình" đúng nghĩa đen thiêu cháy, rơi xuống đất chết thảm. 
Vo chong chim boi ca mai yeu duong, chet tham sau khi vui ve
 
Theo một nhân chứng chứng kiến vụ việc, anh chỉ kịp nhìn thấy hai ngọn lửa màu lam bốc lên sau đó nghe một tiếng nổ mạnh rồi hai con chim rơi xuống đất. Tiếp theo đó, hơn 1000 hộ dân sống ở lân cận mất điện.
Phải đến khoảng gần 2 tiếng sau, sự cố cháy nổ đường điện này mới được khắc phục.

Mời quý vị xem video: Những loài chim độc đáo nhất hành tinh. Nguồn video: Top 5 kỳ thú

Trả lời về sự cố, phát ngôn viên của công ty điện lực địa phương Paul Entwistle cho biết, tai nạn cho chim gây ra không phổ biến, lưới điện cũng không xảy ra vấn đề quá lớn, ngược lại thì những con chim luôn chịu tổn thương không thể cứu vãn.
Trường hợp này là một ví dụ, tại hiện trường, đôi chim bói cá được phát hiện nằm chết trên bãi cỏ gần cột điện.

Khám phá vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất

Vừa có sông suối vừa có băng vĩnh cửu cùng hàng ngàn loài động thực vật - nhiều trong số đó là độc nhất vô nhị, Madidi được mệnh danh là nơi đa dạng sinh học nhất Trái đất.

Được thành lập vào năm 1995, Vườn quốc gia Madidi, Bolivia - nơi đa dạng sinh học nhất Trái đất trải dài trên độ cao từ 182m đến 6.000m so với mực nước biển và rộng khoảng 18.130km2. Đây là vùng tiếp giáp giữa đồng bằng Amazon và dải Andes - 2 địa danh nổi nhất tiếng Nam Mỹ. Theo The New York Times, vị trí địa lý đặc biệt cùng cao độ thay đổi rõ rệt làm cho hệ sinh thái ở Madidi đa dạng với đủ loại từ rừng sương mù, rừng thấp đến sông, suối, đầm lầy, và thậm chí cả những lớp băng vĩnh cửu.
Được thành lập vào năm 1995, Vườn quốc gia Madidi, Bolivia - nơi đa dạng sinh học nhất Trái đất trải dài trên độ cao từ 182m đến 6.000m so với mực nước biển và rộng khoảng 18.130km2. Đây là vùng tiếp giáp giữa đồng bằng Amazon và dải Andes - 2 địa danh nổi nhất tiếng Nam Mỹ. Theo The New York Times, vị trí địa lý đặc biệt cùng cao độ thay đổi rõ rệt làm cho hệ sinh thái ở Madidi đa dạng với đủ loại từ rừng sương mù, rừng thấp đến sông, suối, đầm lầy, và thậm chí cả những lớp băng vĩnh cửu. 

Sự thật sửng sốt về vũ trụ bạn chưa từng nghe

Vũ trụ bao la với muôn vàn những điều kỳ bí và lạ lùng khiến con người phải giật mình.

Su that sung sot ve vu tru ban chua tung nghe
Dải Ngân hà đang bị hút ra xa: Một thứ gì đó không xác định và lớn hơn bất cứ thứ gì chúng ta biết trong vũ trụ đang hút các phần của Dải Ngân hà. Năm 2009, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một chòm sao trong thiên hà đang di chuyển với tốc độ khác thường về phía không gian giữa chòm sao Nhân Mã và Thuyền Phàm. Các nhà khoa học đã gọi hiện tượng này là "dòng chảy tối" cùng với những bí ẩn vũ trụ khác như vật chất tối và năng lượng tối. 

Người đàn ông mất hộ chiếu, đành sống nhờ... sân bay 18 năm

(Kiến Thức) - Mất hộ chiếu, suốt 18 năm, Mehran đều ngồi ở một chiếc ghế, mỗi ngày đến WC rửa mặt, đói quá thì đến nhà hàng ở sân bay xin ăn. Mehran đã viết một cuốn tự truyện về biến cố cuộc đời mình, về 18 năm sống ở sân bay.

Theo thông tin đăng tải, anh Mehran Karimi Nasseri sinh ra ở Iran và đến Anh để học đại học vào năm 1973. Sau khi tốt nghiệp đại học, Mehran trở về Iran và tích cực tham gia vào các phong trào chính trị.
Theo Mehran, ông đã tham gia vào cuộc biểu tình năm 1977 và bị chính phủ Iran trục xuất khỏi đất nước.
Sau khi bị trục xuất, Mehran trở thành một người tị nạn, buộc phải xin tị nạn chính trị ở nhiều quốc gia. Cuối cùng, Mehran nhận được thị thực tị nạn do UNHCR cấp ở Bỉ. Kể từ đó, người đàn ông này không ngừng sống vãng lai ở các quốc gia châu Âu.
Nguoi dan ong mat ho chieu, danh song nho... san bay 18 nam
 Mehran Karimi Nasseri
Đến năm 1988, Mehran bay từ sân bay Charles de Gaulle, Pháp sang London, Anh thì bị mất hành lý. Trong hành lý chứa toàn bộ giấy tờ, hộ chiếu và các tài liệu liên quan chứng minh thân phận của Mehran.

Mời quý vị xem video: Vì sao hộ chiếu các quốc gia chỉ mang 4 màu sắc? Nguồn video: Vietnamnet

Cũng bởi vậy, khi tới sân bay ở Anh, Mehran đã bị đưa trở lại Pháp. Trở về Pháp, trải qua việc bị hải quan sân bay thẩm vấn liên tục, Mehran được xác nhập là nhập cảnh hợp pháp, được thả ra. Tuy nhiên, vì mất hết giấy tờ mất hộ chiếu, Mehran không cách nào nhập cảnh vào Pháp.
Không thể làm gì khác, người đàn ông này đành sống ở sân bay. Suốt 18 năm, Mehran đều ngồi ở một chiếc ghế, mỗi ngày đến WC rửa mặt, đói quá thì đến nhà hàng ở sân bay xin ăn. Biết hoàn cảnh của Mehran, các thương nhân và hành khách qua lại sân bay rất thân thiện với người đàn ông này.
Cuối cùng, vào năm 2006, Mehran gặp vấn đề về sức khỏe và được đưa đến bệnh viện. Sự kiện này cũng chấm dứt chuỗi ngày sống lang thang ở sân bay của Mehran. Một thời gian sau, Mehran được Hội Chữ thập đỏ Pháp sắp xếp ở tạm trong một khách sạn bên cạnh sân bay, sau đó cũng được phúc lợi xã hội giúp đỡ, sống ổn định hơn.
Được biết, Mehran đã viết một cuốn tự truyện về biến cố cuộc đời mình, về 18 năm sống ở sân bay và được dựng thành bộ phim "The Terminal".