Virus đậu mùa khỉ có thể tồn tại trên các bề mặt

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng virus đậu mùa khỉ tồn tại trên bề mặt không có nguy cơ lây nhiễm.

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã thực hiện một cuộc điều tra nhằm xem xét các bề mặt trong gia đình của 2 bệnh nhân nhiễm virus đậu mùa khỉ (MPV).

Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR cho thấy hơn 70% bề mặt được kiểm tra có xuất hiện virus này. Tuy nhiên, virus tại đây được xác định không thể nuôi cấy, tức không có nguy cơ gây nhiễm trùng.

MPV tồn tại trên bề mặt nhưng không sống

Sở Y tế của Hạt Salt Lake (Mỹ) vừa qua đã báo cáo 2 trường hợp mắc đậu mùa khỉ sau khi có liên quan lịch trình du lịch. Hai người này sống chung với nhau và đã cách ly tại nhà trong 20 ngày trước khi được lấy mẫu.

Cả 2 đều trải qua các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức cơ sau 8 ngày kể từ thời điểm khởi phát bệnh.

Cơ quan Y tế và Nhân sinh Utah (UDHHS) đã lấy mẫu tại các đồ vật trong nhà của 2 bệnh nhân này được đánh giá là bề mặt tiếp xúc nhiều. Trong số 30 mẫu bệnh phẩm, 21 mẫu (70%) cho kết quả dương tính với MPV, bao gồm cả đồ nội thất bằng vải, chăn…

Tuy nhiên, không có mẫu bệnh phẩm nào chứa virus sống.

Virus dau mua khi co the ton tai tren cac be mat

Virus đậu mùa khỉ có thể tồn tại trên các bề mặt dù không còn sống. Ảnh minh họa: fly_d.

“Không phát hiện virus đang tồn tại cho thấy MPV có khả năng đã bị phân hủy theo thời gian hoặc thông qua quá trình bất hoạt hóa học hay môi trường”, tiến sĩ Jack A. Pfeiffer, Đơn vị tình báo dịch bệnh tại US CDC, nhận định.

Dẫu vậy, tiến sĩ Eric Cloè-Peña, Giám đốc Sức khỏe Toàn cầu của Northwell Health (New York, Mỹ) cho rằng chưa thể kết luận điều gì từ phát hiện nói trên.

Tuy nhiên, vị chuyên gia khẳng định đây là cơ sở để người dân quan tâm và tăng cường việc vệ sinh trong các hộ gia đình có ca bệnh nghi ngờ.

TS Peña nhấn mạnh điều cần thận trọng là hạn chế tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt ở không gian có bệnh nhân đậu mùa khỉ trong vòng 3-4 tuần.

Dẫu vậy, ông lưu ý chúng ta không cần thiết phải khử trùng bề mặt trên diện rộng để kiểm soát sự bùng phát của virus đậu mùa khỉ.

“Kết quả điều tra cho thấy virus tồn tại trên bề mặt không phải virus sống đủ để gây lây nhiễm bệnh”, vị chuyên gia nói.

Không thay đổi cách ứng phó trước đậu mùa khỉ

TS Peña khẳng định việc virus đậu mùa khỉ tồn tại trên bề mặt không làm thay đổi sự bùng phát của dịch trong thời điểm hiện nay. Khả năng những virus này có thể dẫn đến nhiễm trùng hay không vẫn là điều gây tranh cãi.

Vị chuyên gia cho hay kết quả này đến từ việc các virus có cơ chế sinh tồn. Chúng phải nỗ lực để sống sót và gia tăng số lượng nhằm lây nhiễm vào cá thể khác.

Virus dau mua khi co the ton tai tren cac be mat-Hinh-2

Người dân có thể phòng bệnh đậu mùa khỉ thông các thói quen đơn giản như đeo khẩu trang, khử khuẩn tay thường xuyên. Ảnh minh họa: verywellhealth.

Tuy nhiên, ông nhận định tỷ lệ lây truyền virus đậu mùa khỉ giữa các thành viên trong gia đình vẫn là dưới 10% nếu mọi người không tiếp xúc thân mật.

Trước đó, US CDC cũng lưu ý MPV lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần, giữa các cá nhân có hành động da kề da, tiếp xúc với phát ban, tổn thương, dịch cơ thể hoặc dịch tiết đường hô hấp của người bị bệnh.

Cơ quan này cũng lưu ý virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua các vật thể hoặc bề mặt bị ô nhiễm.

US CDC khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh cần thực hiện khi sống chung hoặc đến thăm bệnh nhân đậu mùa khỉ bao gồm:

  • Đeo khẩu trang
  • Tránh chạm vào các bề mặt có thể bị nhiễm virus
  • Giữ vệ sinh tay
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống, quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm
  • Khử trùng tại nhà
  • Công bố bất ngờ về bệnh đậu mùa khỉ

    Phát hiện mới cho thấy virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể tồn tại trong cơ thể tới 10 tuần, ngay cả khi vết phát ban biến mất.

    Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases ngày 24/5. Khi nhận được kết quả này, một số chuyên gia không tin người bệnh có thể lây nhiễm trong thời gian dài như vậy. Họ cho rằng đây là “câu hỏi lớn chưa có lời giải”. Ca bệnh này được phát hiện từ phân tích 7 trường hợp mắc trước đó ở Vương Quốc Anh. Họ đã mắc bệnh và khỏi trong thời gian năm 2018-2021.

    Khả năng tái mắc

    Đông Nam Á ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên

    Hãng thông tấn Yonhap đưa tin Hàn Quốc đã ghi nhận hai trường hợp nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên tại nước này hôm 21/6 và Đông Nam Á có ca đầu tiên - 1 tiếp viên hàng không thường xuyên bay ra - vào Singapore.

    Yonhap dẫn nguồn từ Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết một trong hai ca nghi nhiễm có biểu hiện nhiều triệu chứng của bệnh khi nhập cảnh tại Sân bay quốc tế Incheon đã được đưa đến Trung tâm y tế Incheon để thực hiện nhiều xét nghiệm chẩn đoán.

    Người phát ngôn của Bộ Y tế từ chối bình luận về thông tin trên. Hồi đầu tháng này, Hàn Quốc đã xếp đậu mùa khỉ là bệnh dịch truyền nhiễm cấp độ 2, trong hệ thống gồm 4 cấp, với 22 dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19, dịch tả và đậu mùa khỉ nằm trong cùng một cấp.

    Vì sao WHO lo ngại về bệnh đậu mùa khỉ?

    Sau hàng loạt ca mắc ở nhiều quốc gia, WHO họp khẩn và bày tỏ sự lo ngại về làn sóng dịch bệnh này.

    Vi sao WHO lo ngai ve benh dau mua khi?

    Trên toàn cầu, hơn 100 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được xác nhận và hàng chục ca khác đang nghi ngờ. Một số ca bệnh không có nguồn gốc dễ dàng, cho thấy virus có thể đã lây lan mà không bị phát hiện.