Công bố bất ngờ về bệnh đậu mùa khỉ

Phát hiện mới cho thấy virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể tồn tại trong cơ thể tới 10 tuần, ngay cả khi vết phát ban biến mất.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases ngày 24/5. Khi nhận được kết quả này, một số chuyên gia không tin người bệnh có thể lây nhiễm trong thời gian dài như vậy. Họ cho rằng đây là “câu hỏi lớn chưa có lời giải”. Ca bệnh này được phát hiện từ phân tích 7 trường hợp mắc trước đó ở Vương Quốc Anh. Họ đã mắc bệnh và khỏi trong thời gian năm 2018-2021.

Khả năng tái mắc

Các chuyên gia trấn an phụ huynh không nên quá lo lắng bởi trẻ mắc bệnh đậu mùa khỉ rất hiếm. Nếu thấy bất kỳ vết phát ban mới nào ở trẻ nhỏ, giống thủy đậu hoặc tay chân miệng, cha mẹ nên cho con tới gặp bác sĩ.

Tại Anh, ít nhất 71 người đã được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ và nhiều ca nghi ngờ. Một số bệnh nhân là nam giới đồng tính, lưỡng tính.

Nghiên cứu cũng tiết lộ một số loại thuốc kháng virus đậu mùa có thể chống lại làn sóng dịch bệnh đang lây lan. Tecovirimat, không được chính thức phê duyệt để điều trị bệnh đậu mùa ở khỉ, đã giúp một người bị nhiễm bệnh vào năm 2021 hồi phục và xuất viện chỉ sau một tuần điều trị.

Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất mà họ phát hiện trong nghiên cứu này là một nam giới 40 tuổi vẫn cho kết quả dương tính với virus đậu mùa khỉ sau 76 ngày khởi phát triệu chứng. Các chuyên gia tin vào giả thuyết người này bị tái mắc sau khi quan hệ tình dục nhiều hơn là virus tồn tại trong cơ thể bệnh nhân suốt 10 tuần.

Trước đó, sau vài tuần nhiễm virus, người này được xuất viện về nhà. Sáu tuần sau, khi quan hệ tình dục trở lại lần đầu sau khi mắc bệnh, virus tái xuất hiện trong cơ thể nam bệnh nhân. Người này xuất hiện các vết sưng tấy đi kèm tổn thương da có mụn mủ đặc trưng của bệnh đậu mùa khỉ. Các xét nghiệm PCR sau đó cho thấy tổn thương và dịch tỵ hầu họng dương tính với virus đậu mùa khỉ.

Nếu đây là trường hợp tái mắc bệnh đậu mùa khỉ, các chuyên gia đánh giá thời gian khá ngắn và “tốt về mặt lâm sàng”.

Cong bo bat ngo ve benh dau mua khi

Hình ảnh dưới kính hiển vi của virus đậu mùa khỉ. Ảnh: CDC.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Hugh Adler, Trường Y học Nhiệt đới Liverpool, cho biết họ “rất ngạc nhiên” khi biết bệnh đậu mùa khỉ có thể tái phát và xuất hiện ở trong họng, máu của người bệnh trong thời gian dài như vậy.

“Virus vẫn có thể sống trong cổ họng, máu suốt thời gian họ bị bệnh, thậm chí lâu hơn sau khi phát ban, có các vết mủ khắp cơ thể”, tiến sĩ Adler nói.

Thông thường, giai đoạn bệnh nhân đậu mùa khỉ được coi là truyền nhiễm khi họ có các vết phát ban và tổn thương đặc trưng. Nhưng các vết này thường đóng vảy, bong ra sau vài tuần.

Nam bệnh nhân trong nghiên cứu bị phát ban mưng mủ lần thứ 2, điều đó có nghĩa ông ta đã bị tái nhiễm virus đậu mùa khỉ.

Trường hợp duy nhất

Ca bệnh này rất được chú ý bởi đây là trường hợp duy nhất trong nghiên cứu tái phát bệnh. Các bệnh nhân còn lại có kết quả dương tính với bệnh đậu khỉ trong vòng 4 tuần sau khi vết phát ban của họ biến mất. Không có bệnh nhân nào khác bị tái nhiễm.

Tiến sĩ Adler cảnh báo rằng cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận liệu virus có thể lây truyền sau khi phát ban biến mất hay không. Ông nói thêm: “Trong báo cáo này, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy những bệnh nhân này có khả năng lây nhiễm lâu hơn thời gian phát ban. Nhưng đây là phát hiện rất đáng chú ý, chưa từng có trước đó, làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về cách thức hoạt động của căn bệnh này”.

Tiến sĩ Simon Clarke, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Reading, Anh, người không tham gia vào nghiên cứu, cho rằng công trình này nhấn mạnh nhân loại biết rất ít về bệnh đậu mùa khỉ.

“Virus có thể tồn tại lâu hơn những gì chúng ta thấy ở người. Điều này không có nghĩa đúng trong mọi trường hợp. Nó có thể chỉ là thiểu số, nhưng vẫn là một nguy cơ”, vị chuyên gia nói thêm.

Tiến sĩ Simon Clarke cũng cho rằng quan hệ tình dục gây tái phát bệnh đậu mùa khỉ có thể xảy ra, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi kết luận điều này.

Cong bo bat ngo ve benh dau mua khi-Hinh-2

Bệnh đậu mùa khỉ gây ra triệu chứng đặc trưng là các vết phát ban, mưng mủ ở tay hoặc bộ phận sinh dục hay bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể, kèm theo sưng hạch bạch huyết, sốt... Ảnh: Reuters.

Ngày 23/5, trong cuộc phỏng vấn với The Associated Press, GS.TS David Heymann, cựu Giám đốc Bộ phận Cấp cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, cho biết giả thuyết hàng đầu có thể giải thích cho sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ gần đây là qua đường tình dục giữa những người đàn ông đồng tính, song tính ở Tây Ban Nha và Bỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ thường gây sốt, ớn lạnh, phát ban và các tổn thương trên mặt hoặc bộ phận sinh dục. Nó có thể lây lan khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh hoặc quần áo, ga trải giường của họ. Song, sự lây truyền qua đường tình dục vẫn chưa được ghi nhận.

Hầu hết người mắc khỏi bệnh trong vòng vài tuần mà không cần nhập viện. Vaccine phòng ngừa và thuốc chữa bệnh đậu mùa cũng có hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Một số loại thuốc kháng virus cũng đang được phát triển.

Sự thật khó ngờ về người đầu tiên tìm ra vắc xin

(Kiến Thức) - Thử nghiệm của bác sĩ Edward Jenner sẽ bị lên án nếu xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay. Nhưng nhờ sự mạo hiểm của ông mà công cuộc tiêm vắc xin trên toàn thế giới ngày nay mới được khai mở...

Su that kho ngo ve nguoi dau tien tim ra vac xin
Trong suy nghĩ của nhiều người, tên tuổi Louis Pasteur gắn với sáng chế vắc xin vì ông rất nổi tiếng với việc tìm ra vi khuẩn, cơ chế của sự nhiễm trùng và phát triển vắc xin phòng bệnh dại. Nhưng cha đẻ của vắc xin lại không phải ông mà là một người khác.
Su that kho ngo ve nguoi dau tien tim ra vac xin-Hinh-2
Đó là Edward Jenner, một bác sĩ danh dự trong Hiệp hội y học Hoàng gia London, người đã khẳng định hiệu quả của vắc xin trong phòng bệnh trước khi thế giới biết đến sự tồn tại của virus và vi khuẩn.

Vua đầu tiên dùng vaccine trị bệnh dịch cho người Việt

Ông là vị vua đầu tiên của nước ta cho bác sĩ phương Tây dùng vaccine để phòng ngừa, điều trị bệnh dịch cho người Việt.

Vua dau tien dung vaccine tri benh dich cho nguoi Viet

Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", Vũ Duệ sinh năm Mậu Tý (1468). Ông đỗ trạng nguyên năm 22 tuổi, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Năm 4 tuổi, Vũ Duệ bị bệnh đậu mùa, chết lả đi. Cha mẹ tưởng con đã chết, lấy chiếu bó thây, bỏ ở ngoài hiên, sáng sớm hôm sau đưa đi chôn. Hôm sau, trời bỗng nổi cơn mưa, người thân nghe thấy trong chiếu có tiếng khóc.

Vua dau tien dung vaccine tri benh dich cho nguoi Viet-Hinh-2

Theo sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", hoàng tử Cảnh tức Nguyễn Phúc Cảnh (1790-1801), con trưởng của vua Gia Long. Năm 1793, hoàng tử Cảnh được lập làm Đông cung, để thay vua Gia Long sau này. Năm 1801, khi 21 tuổi, Nguyễn Phúc Cảnh chết vì bị bệnh đậu mùa. Sau khi Hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long buộc phải chọn hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, tức vua Minh Mạng sau này, thay thế.