Việt Nam lên tiếng về thông tin Trung Quốc triển khai khinh khí cầu ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế.

Chiều 5/12, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đã đề nghị Bộ Ngoại giao cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc triển khai khinh khí cầu thu thập tin tức ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế và có những đóng góp trách nhiệm và xây dựng cho việc duy trì an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.
Viet Nam len tieng ve thong tin Trung Quoc trien khai khinh khi cau o Bien Dong
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. 
Trước đó, ngày 24/11, công ty ImageSat International (ISI) của Israel đăng trên tài khoản Twitter chính thức hình ảnh vệ tinh chụp ngày 18/11 cho thấy một vật thể có hình dạng khí cầu bay trên khu vực Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Những hình ảnh này là bằng chứng đầu tiên cho thấy Trung Quốc đã triển khai khinh khí cầu cho mục đích do thám trong khu vực.
Tại buổi họp báo, liên quan tới những diễn biến trên Biển Đông, có thông tin một số tàu hải cảnh của Trung Quốc hiện diện ở thềm lục địa của Việt Nam ngày 29/11 vừa qua.
Nói về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin: “Về việc tàu Trung Quốc đi vào vùng biển của Việt Nam, chúng tôi cần xác minh thông tin cụ thể nhưng trước hết, cần khẳng định, các lực lượng chức năng của Việt Nam luôn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật Biển 1982 (UNCLOS)”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam cần tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982 và các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam.
Trước đó, có thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 35111 vừa quay lại vùng biển Việt Nam. Đây là con tàu mà gần đây Trung Quốc sử dụng để gây rối các hoạt động dầu khí hợp pháp của Việt Nam và Malaysia.
Xem thêm video: Việt Nam lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Biển Đông

Pháp, Đức và Anh ra tuyên bố chung về tình hình Biển Đông

Pháp, Đức và Anh hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Ngày 29/8, trang web Bộ Ngoại giao Đức đã đăng tải thông cáo về tuyên bố chung của Pháp, Đức và Anh về tình hình Biển Đông.

Người đối mặt với kẻ bôi mặt đen, cầm đầu gà kỳ dị đi "xin tiền" kể lại phút kinh hoàng

(Kiến Thức) - Chị Nguyễn Hồng Hiển (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể với PV về lần đối mặt với người bôi mặt đen, tay cầm đầu gà và xúc xích đứng trước nhà mình để "xin tiền".

Ngày 5/12, chị Nguyễn Hồng Hiển – chủ cửa hàng điện thoại 266 đường Bưởi (Hà Nội) kể lại: "Khoảng 13h15 ngày 6/8/2019, khi gia đình đang nghỉ trưa thì có 1 người mặc đồ đen, đầu đội mũ bảo hiểm đứng trước cửa hàng.
Trông bộ dạng người này rất bất thường và định đẩy cửa vào bên trong. Tuy nhiên, nhận thấy dấu hiệu khả nghi nên chồng tôi đã đứng chặn cửa từ bên trong không cho vào”.

Mổ xẻ mưu đồ “tranh chấp để lấn chiếm” của Trung Quốc trên biển Đông

(Kiến Thức) - Trước động thái quay trở hoạt động ở gần khu vực Tư Chính - Vũng Mây của tàu Địa chất Hải Dương 8, giới chuyên gia nhận định đây là một phần trong âm mưu "tranh chấp để lấn chiếm" của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đông.

Chưa đầy một tuần sau khi rời khỏi vùng biển Việt Nam, tàu Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại hoạt động ở gần khu vực Tư Chính - Vũng Mây. Khu vực này nằm trọn vẹn trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở (các điểm cơ sở số 3, 4 và 5 ở Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) tức là hoàn toàn thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà chính Trung Quốc đã ký kết.