Pháp, Đức và Anh ra tuyên bố chung về tình hình Biển Đông

Pháp, Đức và Anh hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Ngày 29/8, trang web Bộ Ngoại giao Đức đã đăng tải thông cáo về tuyên bố chung của Pháp, Đức và Anh về tình hình Biển Đông.
Là các quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Pháp, Đức và Anh nhấn mạnh mối quan tâm đối với việc áp dụng phổ biến Công ước trong khuôn khổ pháp lý toàn diện, tạo cơ sở cho sự hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải. Ba nước nhấn mạnh tới Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye được đưa ra theo UNCLOS vào ngày 12/7/2016.
Phap, Duc va Anh ra tuyen bo chung ve tinh hinh Bien Dong
 
Cũng theo thông cáo, Pháp, Đức và Anh hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) dựa trên các quy tắc, hợp tác và hiệu quả phù hợp với UNCLOS.
Đức, Pháp và Anh kêu gọi tất cả các quốc gia ven biển trong khu vực Biển Đông thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực, bao gồm việc đảm bảo quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển, quyền tự do hàng hải trên khu vực Biển Đông.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng khẳng định nước này có lợi ích trong hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời bày tỏ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở ở các vùng biển quốc tế theo luật pháp quốc tế.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, phát biểu trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar nhấn mạnh: "Biển Đông là một phần của lợi ích chung toàn cầu. Do đó, Ấn Độ có lợi ích gắn bó với hòa bình và ổn định trong khu vực".
Phía New Delhi cũng cho rằng mọi bất đồng phải được giải quyết một cách hòa bình, bằng việc tôn trọng các quy trình pháp lý và ngoại giao, không chọn cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực./.

Triều Tiên sửa Hiến pháp củng cố quyền lực của ông Kim Jong-un

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 29/8 cho biết kỳ họp thứ hai Hội đồng Nhân dân Tối cao (tức Quốc hội Triều Tiên) khóa 14 đã sửa đổi hiến pháp nhằm tăng quyền lực "pháp lý" cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

KCNA dẫn báo cáo của Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Choe Ryong-hae nêu rõ Quốc hội đã "tiến hành một số sửa đổi và bổ sung Hiến pháp Xã hội Chủ nghĩa". Điều khoản bổ sung vào Hiến pháp quy định quy chế Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ (SAC), chức danh hiện ông Kim đang đảm nhận. Cụ thể, chức Chủ tịch SAC được Quốc hội "bầu ra dựa theo ý nguyện đa số của nhân dân Triều Tiên", và "không được bầu như chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội".
Ông Choe Ryong-hae nói thêm rằng "Chủ tịch SAC là lãnh đạo tối cao của đảng, nhà nước và các lực lượng vũ trang của Triều Tiên, được bầu dựa trên ý nguyện và mong muốn của đa số người dân Triều Tiên, cả trên danh nghĩa và trên thực tế".

Mưu đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Biển Đông được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc, giúp kết nối Trung Quốc với 125 nước và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập khẩu vào nước này.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Nguyễn Trường Giang nói tại CLB Cafe Số gần đây về mưu đồ chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông.