Lực lượng dân sự được tham gia gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc

Luật quy định lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc gồm: Lực lượng vũ trang; Lực lượng dân sự (là cán bộ, công chức, viên chức).

Chiều 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Tại họp báo, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Năng lượng nguyên tử; Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Luật Đường sắt.

anh-chup-man-hinh-2025-07-11-luc-164731.png

Tại họp báo, đại diện bộ, ngành, cơ quan chức năng đã giải thích, làm rõ chi tiết từng luật được công bố; những bổ sung, sửa đổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đối với Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã giới thiệu Luật.

Theo đó, Luật gồm 5 chương với 27 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.

Việc ban hành Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp, chính sách và pháp luật của Nhà nước, bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc, lâu dài, ổn định cho việc triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nội dung của Luật gồm: Về vị trí, chức năng, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn: Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là lực lượng được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử. Chức năng của lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là duy trì, bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước; thực hiện nhất quán đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về đối ngoại, hội nhập quốc tế; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; thực hiện tham mưu về quy mô, lĩnh vực, hình thức và địa bàn tham gia; tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Hình thức tham gia bao gồm cá nhân và đơn vị. Lĩnh vực tham gia bao gồm: Tham mưu, hậu cần, kỹ thuật; công binh, bộ binh, trinh sát, bảo vệ, vận tải, quân y, kiểm soát quân sự; quan sát viên quân sự; thông tin, liên lạc, truyền thông; cảnh sát; quan sát và giám sát bầu cử; hoạch định chính sách, y tế, luật pháp và các lĩnh vực dân sự khác.

Luật quy định lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc gồm: Lực lượng vũ trang; Lực lượng dân sự (là cán bộ, công chức, viên chức). Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc được tuyển chọn từ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bộ, ban, ngành, địa phương theo quy định điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn đối với lực lượng thuộc phạm vi quản lý của mình, đáp ứng yêu cầu của Liên Hợp Quốc. Chính sách của Nhà nước về xây dựng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đáp ứng yêu cầu hiện đại, chuyên nghiệp và phù hợp với tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc. Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc trong thời gian làm nhiệm vụ ở nước ngoài được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Liên Hợp Quốc.

Ngày 27/5 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Bộ Quốc phòng hướng dẫn về hình xăm khi tuyển chọn nhập ngũ

Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo rút kinh nghiệm và có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về hình xăm, chữ xăm khi tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ.

Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo rút kinh nghiệm và có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về hình xăm, chữ xăm khi tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, góp phần hạn chế hành vi công dân lợi dụng để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Hình xăm vẫn có thể được xem xét tuyển chọn

Chính thức bỏ một số chức danh trong quân đội

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam bỏ một số chức danh chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh...

Sáng 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua một luật sửa 11 luật trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Với Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam đã bỏ một số chức danh chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh, phó chỉ huy trưởng, Phó chính ủy Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh; chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện; phó chỉ huy trưởng, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

Chính thức tuyển công chức vào lực lượng gìn giữ hòa bình

Lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc được tuyển chọn từ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, Ban, ngành, UBND cấp tỉnh.

Chiều 26/6, với 100% đại biểu tham gia tán thành, Quốc hội thông qua Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.

Như vậy, ngoài các đối tượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, Luật còn mở rộng đối tượng áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ.