Việt Nam đã đặt mua và được cam kết 105 triệu liều vaccine

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Việt Nam đến nay đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vaccine, trong đó 38,9 triệu liều do COVAX tài trợ.

Trong số vaccine đặt mua, 30 triệu liều khác do Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC) ký với AstraZeneca, 31 triệu liều do chính phủ ký với Pfizer ký, 5 triệu liều Moderna ủy quyền cho công ty Zuellig Pharma Việt Nam, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán mua 55 triệu liều vaccine, trong đó 40 triệu liều Sputnik-V do Tập đoàn T&T đàm phán với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga và 15 triệu liều Covaxin do Bộ Y tế đang đàm phán với Ấn Độ.
Mục tiêu của Việt Nam là mua ít nhất 150 triệu liều vaccine để tiêm phòng cho 70% dân số.
Viet Nam da dat mua va duoc cam ket 105 trieu lieu vaccine
 
Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực vận động chính phủ các nước và các hãng sản xuất bán vaccine cho Việt Nam và đẩy sớm thời gian chuyển giao vaccine. Việc vận động này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh khan hiếm vaccine toàn cầu hiện nay.
Trên cơ sở vận động và đàm phán tích cực, quyết liệt, chỉ trong hơn một tháng qua số lượng vaccine Việt Nam tiếp nhận đã tăng lên đáng kể. Tính đến ngày 12/7/2021, Việt Nam đã nhận khoảng 8 triệu liều vaccine.
Mới đây, chương trình COVAX đã chính thức phân bổ tiếp cho Việt Nam 1.065.870 liều Pfizer-BioNTech trong các tháng 7-9, sau khi đã chuyển cho Việt Nam khoảng 4,5 triệu liều đến nay. COVAX cũng đã chuyển cho Việt Nam 2 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ cung cấp vào ngày 10/7.
Viet Nam da dat mua va duoc cam ket 105 trieu lieu vaccine-Hinh-2
Máy bay chở vaccine do Mỹ viện trợ hạ cánh ở Việt Nam. Ảnh: UNICEF Việt Nam.
COVAX cũng cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt phân bổ tiếp theo. 
Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vaccine AstraZeneca và dự kiến viện trợ thêm 1 triệu liều trong thời gian tới, dự kiến chuyển vào ngày 16/7.
Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 500.000 liều Vero Cell của Sinopharm.
Viet Nam da dat mua va duoc cam ket 105 trieu lieu vaccine-Hinh-3
 
Chính phủ Anh cam kết đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vaccine Anh hỗ trợ các nước thông qua COVAX và song phương, sẵn sàng trao đổi với AstraZeneca về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực tự sản xuất vaccine.
Australia cam kết viện trợ Việt Nam khoảng 10 triệu USD để mua vaccine thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và tặng thêm 1,5 triệu liều AstraZeneca từ nay đến cuối năm 2021.
Trong khi đó, Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam 30 triệu xi lanh tiêm giá trị 2,5 triệu USD. Chính quyền và nhân dân một số bang của Đức gửi tặng Việt Nam 1 triệu bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19.

Thành viên Hội đồng đạo đức nói gì về việc xin cấp phép Nano Covax?

GS Phạm Ngọc Đính, thành viên Hội đồng đạo đức, Bộ Y tế, cho hay việc xét duyệt khẩn cấp Nano Covax còn phải trải qua rất nhiều cuộc họp khắt khe và nghiêm túc.

Công ty Nanogen vừa gửi đơn xin cấp phép khẩn cấp vaccine Covid-19 Nano Covax. Nếu thuận lợi, đây sẽ là vaccine Covid-19 "made in Vietnam" đầu tiên được đưa vào sử dụng. Song nhiều người lo ngại bởi vaccine được nghiên cứu trong thời gian quá ngắn, từ tháng 6/2020.

Dân khát nước sạch, công trình bể lọc nghìn tỷ vẫn bỏ hoang

Trong khi người dân khu tái định cư Mai Sơn, xã Yên Nghiệt, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) thiếu nước sạch sinh hoạt thì công trình bể lọc cách đó không xa lại bỏ hoang không sử dụng gần chục năm nay.

Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang
Công trình bể lọc nước sạch cung cấp cho khu tái định cư Mai Sơn, xã Yên Nghiệt, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) do UBND tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư và đưa vào sử dụng năm 2010 nhằm cung cấp cho người dân đến định cư tại đây. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-2

Điều đáng nói, hệ thống này chỉ dùng được 2 năm là hư hỏng mà không được sửa chữa. Đến nay, máy móc, thiết bị chẳng còn lại gì. 

Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-3

Bên trong nhà máy, các bồn chứa, bể lọc cũng hư hỏng nặng nề theo thời gian do không người trông coi. Những vòi cấp nước nối vào bể lọc cũng hư hỏng hoặc thất thoát theo thời gian. 

Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-4
Hệ thống bể lọc và đường ống dẫn đầu tư hàng tỉ đồng đã hoàn toàn hư hỏng, gây lãng phí trong khi người dân lại trong tình trạng thiếu nước sạch. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-5
Những ống nước do không có người trông coi đã bị mất đi. Rất nhiều trang thiết bị được đầu tư hiện đại phục vụ cho việc lọc nước cung cấp cho người dân cũng không cánh mà bay. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-6

 Thay vào đó là những cây cỏ dại mọc um tùm, những vật dụng hàng tỷ đồng nằm trơ trên mặt đất nhưng không hề được tái sử dụng và sửa chữa.

Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-7
 Trên bể không một giọt nước, thay vào đó là cây cối mọc um tùm cao hơn đầu người.
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-8
Theo ông Đinh Ngọc Khánh (trưởng thôn khu tái định cư Mai Sơn), cơn bão lịch sử năm 2008 đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con nhân dân 2 xã Tân Mai và Phúc Sạn của huyện Mai Châu. Hơn 60 hộ dân 2 xã đã về định cư tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) lấy tên mới là làng Mai Sơn. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-9
Ban đầu khi mới đến đây, người dân rất hào hứng vì địa hình khu này bằng phẳng, rộng rãi thích hợp sinh sống. Cơ sở vật chất được xây dựng mới rất tốt. Tuy nhiên vẫn có một số điểm bất hợp lý. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-10
Theo ông Khánh, nhà máy nước sạch lấy nước từ hồ Me gần đó nhưng do nguồn nước hồ không đảm bảo vệ sinh nên người dân không muốn sử dụng. Xung quanh đập tràn của hồ là những túi rác người dân “tiện tay” ném xuống khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-11
Khi nhà máy hỏng không được sửa chữa, người dân phải khoan giếng để dùng nhưng theo ông Bùi Văn Mạnh - Chủ tịch xã Yên Nghiệt, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) thì những mạch nước trong khu này nhiễm đá vôi nhiều nên không tốt cho sức khỏe người sử dụng. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-12
Ông trưởng thôn khu tái định cư này cũng khẳng định từ khi sử dụng nguồn nước giếng khoan, đã có 7 hộ gia đình có người mắc những bệnh về sỏi thận, sỏi mật. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-13
Ông Đinh Văn Đân (người dân khu tái định cư Mai Sơn) còn cho PV thấy những viên sỏi thận ông bảo quản cẩn thận trong hộp nhỏ từ khi uống nước giếng khoan. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-14
Người dân dùng máy lọc nước rồi đun, chắt nước bảo quản tủ lạnh để dự trữ phòng những khi nắng nóng kéo dài không đủ nước sinh hoạt. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-15
Nhiều gia đình khi không đủ nước phải ra giếng làng cách đó không xa để mang về nhưng nước ít, cũng chỉ đủ cung cấp cho một vài hộ. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-16
Người dân tha thiết mong muốn có nhà máy nước sạch để đảm bảo nước sinh hoạt. Tuy nhiên, đến nay chính quyền xã đã đề xuất lên huyện nhưng chưa được thực thi. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-17
Ông Nguyễn Quốc Tiệp – Chánh Văn phòng UBND huyện cho biết: “Công trình nước sạch cho khu tái định cư Mai Sơn do tỉnh làm chủ đầu tư, sau khi người dân đến ở thì bàn giao cho xóm quản lý nên huyện không nắm rõ”. 

Thủ tướng đốc thúc sớm nhập khẩu, sản xuất vaccine ngừa Covid-19

Quán triệt xuyên suốt thông điệp “5K + vaccine”, Thủ tướng nhiều lần đốc thúc Bộ Y tế sớm tìm nguồn nhập vaccine và thúc đẩy việc sản xuất vaccine ngừa Covid-19 trong nước.

Thu tuong doc thuc som nhap khau, san xuat vaccine ngua Covid-19

Ngày 26/4 - trước thời điểm dịch Covid-19 tái bùng phát ở Việt Nam một ngày - Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ đã cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh.

Để thực hiện tốt mục tiêu kép, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ Bộ Y tế cần chủ động hơn trong hợp tác quốc tế để mở rộng phạm vi tiếp cận các nguồn vaccine ngừa Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất vaccine trong nước.

Thu tuong doc thuc som nhap khau, san xuat vaccine ngua Covid-19-Hinh-2

Tinh thần này cũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt trong cuộc họp khẩn sáng 30/4 về phòng chống dịch Covid-19 trước một số diễn biến mới. Ngoài yêu cầu Bộ Y tế chủ động hơn nữa trong việc tìm nguồn vaccine, Thủ tướng quán triệt tổ chức tiêm vaccine cho toàn dân theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.