Vì sao gà trống không bị điếc tai bởi tiếng gáy của chính nó?

Theo tạp chí Zoology, tiếng gà trống gáy dõng dạc lanh lảnh có thể đủ lớn khiến một người đi quá gần giật mình.

Các nhà khoa học quan tâm đến việc làm thế nào các chú gà trống tránh được những hậu quả liên quan đến tiếng gáy quá lớn của chúng. Các nhà nghiên cứu ở các trường đại học của Bỉ gồm Antwerp, Brussels và Ghent bắt đầu công trình nghiên cứu với việc đo cường độ những tiếng gà trống gáy.
Họ đã sắp xếp các bộ cảm biến ở ngang đầu vào ống tai ngoài của các con gà trống và thấy rằng mức độ áp suất âm thanh trung bình là 130 decibel và ở một con gà trống đặc biệt đã tham gia vào các thử nghiệm, cường độ âm thanh thậm chí lên đến 142,3 decibel.
Âm thanh này tương ứng với tiếng ồn của máy bay phản lực bay ở khoảng cách 25m và có thể đã gây thương tích cho tai trong của người. Đồng thời, chỉ cần đứng lui xa gà trống 1m thôi, cường độ tiếng gáy của gà trống đã giảm xuống chỉ còn 102 decibel.
 
Cường độ âm thanh như vậy đòi hỏi cơ quan thính giác của gà trống phải có một cơ chế bảo vệ.
Các nhà khoa học đã được phát hiện cơ chế đó bằng cách dùng tia X chụp vi cắt lớp đầu gà trống.
Hóa ra, khi mỏ gà trống há ra hoàn toàn để cất tiếng gáy, một phần tư ống nghe của gà chồng lên nhau và các mô mềm đóng kín gần một nửa bề mặt của màng nhĩ. Điều này có nghĩa là đối với gà trống, tiếng gáy của chính nó sẽ bị bóp nghẹt.
Điều lý thú là ở gà mái, khi há mỏ, kênh thính giác chỉ thu hẹp một chút, không có tác dụng đóng kín màng nhĩ như ở gà trống.

Cả bản kéo nhau đi xem gà trống đẻ trứng “vàng”

Thời gian gần đây, người dân địa phương do hiếu kỳ đã kéo đến nhà ông Nguyễn Xuân Triều, trú tại bản Bãi Ổi, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An để xem gà trống... đẻ trứng.

Ông Triều cho hay, vào một buổi trưa cách đây gần một tuần, khi gia đình đang ăn cơm thì nghe tiếng bầy gà tục tác, xao động ngoài chuồng. Con gái ông Triều liền chạy ra xem thì thấy một con gà trống của gia đình vừa nhảy ổ, đẻ ra 2 quả trứng.

Điều bất ngờ ít biết về cây phong lá đỏ

(Kiến Thức) - Cây phong lá đỏ là loại cây đẹp mới được trồng trên một số tuyến đường ở Hà Nội trong thời gian gần đây. Phải mất từ 70 - 80 năm để một cây phong lá đỏ phát triển hoàn chỉnh từ khi là một cây con đến lúc trưởng thành.

Cây phong lá đỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh caydothi.

Cây phong lá đỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh caydothi.

Phong lá đỏ là loại cây thường được trồng làm cảnh do có lá đẹp độc đáo. Ảnh caydothi.
 Phong lá đỏ là loại cây thường được trồng làm cảnh do có lá đẹp độc đáo. Ảnh caydothi.
Cây phong lá đỏ rụng lá vào mùa đông và trước khi rụng, lá chuyển từ màu xanh sang màu cam hoặc đỏ. Ảnh cayxanhhoalac.
 Cây phong lá đỏ rụng lá vào mùa đông và trước khi rụng, lá chuyển từ màu xanh sang màu cam hoặc đỏ. Ảnh cayxanhhoalac.
Lá phong hình tam giác, có từ 3 - 5 thùy và khi héo úa có chứa hoạt chất kịch độc là axit gallic - một loại axit gây ra hội chứng tan máu. Ảnh yeulamjapan.
 Lá phong hình tam giác, có từ 3 - 5 thùy và khi héo úa có chứa hoạt chất kịch độc là axit gallic - một loại axit gây ra hội chứng tan máu. Ảnh yeulamjapan.
Phải mất từ 70 - 80 năm để một cây phong lá đỏ phát triển hoàn chỉnh từ khi là một cây con đến lúc trưởng thành. Ảnh lacviettravel.
 Phải mất từ 70 - 80 năm để một cây phong lá đỏ phát triển hoàn chỉnh từ khi là một cây con đến lúc trưởng thành. Ảnh lacviettravel.
Nhựa cây phong được sử dụng để sản xuất siro có vị ngọt dịu như mật ong. Ảnh cnhubei.
 Nhựa cây phong được sử dụng để sản xuất siro có vị ngọt dịu như mật ong. Ảnh cnhubei.
Lá phong đỏ là bảo vật của Canada và xuất hiện trên quốc kỳ của quốc gia này. Ảnh cayxanhhoalac.
Lá phong đỏ là bảo vật của Canada và xuất hiện trên quốc kỳ của quốc gia này. Ảnh cayxanhhoalac.
Mời quý độc giả xem video cây quýt cổ thụ hơn trăm tuổi