Uống nước tía tô thêm 3 thứ này: Da đẹp, giảm cân, tốt cho xương khớp

Vào mùa hè, bạn có thể uống nước lá tía tô nấu cùng những nguyên liệu này để thanh nhiệt, giải độc cơ thể đồng thời phòng ngừa bệnh tật.

tía tô ngoài dùng làm gia vị cho các món ăn còn được đem nấu thành nước uống mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Lá tía tô có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều chất quan trọng như canxi, sắt, phốt pho, vitamin C...
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ), tía tô có vị cay, tính ấm, có tá dụng kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và tinh chất chiết xuất từ lá tía tô còn có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.
Chiết xuất lá tía tô có đặc tính chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, biếng ăn và ngăn ngừa khối u.
Uong nuoc tia to them 3 thu nay: Da dep, giam can, tot cho xuong khop
Cách làm nước lá tía tô
Ngoài việc dùng nước lá tía tô sắc lấy nước uống, bạn có thể kết hợp loại lá này cùng với 3 nguyên liệu khác là chanh, sả, gừng để gia tăng lợi ích cho sức khỏe.
Nước tía tô + chanh + sả + gừng có tá dụng thanh nhiệt, làm đẹp da, ngăn ngừa các tế bào K phát triển.
Để làm nước tía tô tía tô + chanh + sả + gừng bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 15 ngọn tía tô đỏ còn tươi, 3 củ sả tươi, 7 gram gừng. Các nguyên liệu đem rửa sạch và bỏ vào nồi. Đổ ngập nước và đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Để nước nguội rồi lọc bỏ bã. Rót nước ra cốc, thêm vài lát chanh thái mỏng, khuấy đều và thưởng thức. Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một chút mật ong.
Lợi ích của nước lá tía tô + chanh + sả + gừng đối với sức khỏe
Ngăn ngừa tế bào K
Tía tô, chanh, sả, gừng đều chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa. Vì vậy, thức uống này có tác dụng chống oxy hóa tốt, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm khả năng mắc các loại bệnh K.
Làm sáng da
Các nguyên liệu trong đồ uống này có lượng calo thấp, giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có việc hỗ trợ tăng sinh collagen trong da.
Uống trà tía tô còn thúc đẩy quá trình hô hấp, trao đổi chất của da, làm da khỏe mạnh, hồng hào hơn.
Trong lá tía tô còn có vitamin E giúp duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, làm da mịn màng, căng bóng.
Giảm cân
Tinh dầu lá tía tô có chứa alpha linolenat - một loại omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp giảm cân.
Trong khi đó, một báo cáo được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ năm 2013 cho tháy polyphenol trong sả có thể tăng việc sử dụng năng lượng, tăng cường quá trình oxy hóa axit béo trong cơ thể.
Nhờ đó, việc sử dụng nước lá tía tô, chanh, sả, gừng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, đốt cháy nhiều calo hơn.
Có lợi cho xương khớp
Lá tia tô các tính kháng khuẩn, kháng nấm cao, tác dụng giảm đau xương khớp, phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Người bị bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc đang mắc các bệnh xương khớp khác có thể dùng nước lá tía tô để hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu.
Tốt cho dạ dày
Trong sả có chứa citral giúp bảo vệ dạ dày và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Trong khi đó, lá tía tô có flavonoid giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa.
Thải độc
Trà tía tô, chanh, sả, gừng còn một công dụng khác là thải độ cho cơ thể. Nó cũng cấp nhiều chất chống oxy hóa giúp lạch sạch cơ thể từ bên trong, giảm tích nước trong cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô
Lá tía tô dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng vì nó có thể gây chướng bụng, đầy hơi và sinh ra các tác dụng phụ khác.
Phụ nữ mang thai, người đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại đồ uống này.

5 dấu hiệu báo động đỏ khi phục hồi sau Covid-19

Khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào trong 5 dấu hiệu cảnh báo sau đây, người dân cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế.

Bộ Y tế vừa có Quyết định về việc ban hành tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19.

Theo Bộ Y tế, Covid-19 có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ và các triệu chứng lâu dài ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày. Trong một số trường hợp, những triệu chứng này có thể tồn tại quá 12 tuần và nay được gọi là các tình trạng sau mắc Covid-19.

Trong tài liệu hướng dẫn, Bộ Y tế đưa ra lưu ý về những biến chứng y khoa có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi sau khi mắc Covid-19.

Đặc biệt, khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào trong 5 dấu hiệu cảnh báo sau đây, người dân cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp từ nhân viên y tế:

- Thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở như: Nằm sấp; nằm nghiêng một bên cao đầu với đầu gối co nhẹ; ngồi cúi đầu ra trước; đứng cúi đầu ra trước, tay chống hông hoặc eo; thực hiện các kỹ thuật tập thở…

- Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục.

- Thấy đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.

- Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.

- Thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.

Trong tài liệu này, Bộ Y tế còn đưa ra lưu ý về vấn đề khám và tư vấn quản lý mệt mỏi - một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc Covid-19.

Khi mệt mỏi, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình rất nặng nề và ngay cả những hoạt động thể lực dù nhẹ nhàng cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng.

Bạn sẽ khó tập trung suy nghĩ, hoặc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ cũng như công việc, học tập bị ảnh hưởng. Thậm chí, việc tìm từ ngữ đơn giản để viết hay nói có thể trở thành khó khăn.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nếu mệt mỏi trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, bạn nên xây dựng một kế hoạch linh hoạt cho phép hoạt động trong khả năng hiện tại và tránh bị quá tải.

Xác định những hoạt động nào trong ngày là cần thiết - nghĩa là những việc nào “cần” làm và những việc bạn “muốn” làm, những việc nào có thể được thực hiện vào một thời điểm khác, một ngày khác và những việc mà người khác có thể hỗ trợ…

Bạn cần đi khám tại phòng khám chuyên khoa nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài mặc dù đã tự điều chỉnh về nhịp độ và các hoạt động ưu tiên.

Những mệt mỏi đó ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày kèm theo một số triệu chứng như: Mệt mỏi sau khi làm việc gắng sức và kéo dài trên 24 giờ; ngủ không yên giấc; suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung; đau cơ, đau nhiều khớp nhưng không sưng, nóng, đỏ; đau họng hoặc loét miệng; đau đầu…

Đặc biệt, người dân không nên trì hoãn mà cần đi khám tại các phòng khám chuyên khoa tương ứng nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài sau mắc Covid-19, đồng thời có bệnh mạn tính về tim mạch (bệnh mạch vành, suy tim...); bệnh nội khoa (đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...) hoặc có biến chứng về tim mạch, hô hấp... trong thời gian nhiễm Covid-19.

Ra mắt nhà bạn trai, cô gái hoảng hồn thấy người này

Ăn cơm xong, em gái Quang nhất quyết không cho em rửa bát. Quang có việc cần ra ngoài nên bảo em vào phòng anh nghỉ ngơi trước.

Tuần trước em đã về nhà Quang ra mắt sau 7 tháng yêu nhau. Năm nay em 27 tuổi còn Quang 28, cũng không còn trẻ nữa nên hai đứa định cuối năm nay sẽ tổ chức đám cưới. Bởi vậy mà chúng em lên kế hoạch về ra mắt phụ huynh đôi bên, được gia đình ủng hộ thì thật không còn gì bằng.

Trẻ dậy thì sớm liên quan đến việc uống nhiều sữa không?

“Có phải vì uống sữa nhiều khiến con tôi dậy thì sớm?” Các bác sĩ thường xuyên nhận được câu hỏi này từ cha mẹ các bệnh nhi. Tuy nhiên, sữa đã bị oan.

Dậy thì sớm là tình trạng trẻ phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát đánh dấu sự trưởng thành về sinh dục sớm hơn bình thường, trước 8 tuổi ở trẻ gái (có kinh trước 9,5-10 tuổi) và trước 9 tuổi ở bé trai.

Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Trưởng khoa Thận Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, mỗi ngày, nơi đây thăm khám từ 20-30 trẻ dậy thì sớm. Trong số đó, khoảng 6 trẻ phải nhập viện để chẩn đoán, điều trị can thiệp.

“Câu hỏi phụ huynh thường xuyên đặt ra là, có phải vì con uống sữa nhiều quá nên bị dậy thì sớm hay không? Đây là quan niệm sai lầm!”, bác sĩ Vũ Quỳnh khẳng định.

Tre day thi som lien quan den viec uong nhieu sua khong?

Sữa không phải nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ.

Theo thống kê, trẻ dậy thì sớm trung ương (dậy thì sớm thật sự) có đến 80% là vô căn. Ngoài ra, có thể do khối u thần kinh trung ương, u tuyến yên, nhiễm trùng thần kinh trung ương, yếu tố di truyền hoặc phơi nhiễm quá mức hormone sinh dục…

Các bác sĩ nhận định, sữa có thể liên quan gián tiếp đến dậy thì sớm nếu trẻ đó bị béo phì.

TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 lý giải, tế bào mỡ có thể tiết ra được một số hóa chất có tính chất như hormon (kích thích tố leptin). Trẻ béo phì lại có quá nhiều các mô mỡ, vì vậy nguy cơ dậy thì sớm cũng cao hơn trẻ khác.

Nhưng sữa tại sao gây ra béo phì, dư cân? Bác sĩ Hậu phân tích, ở trẻ dưới 1 tuổi, sữa là thức ăn chủ yếu, rất nhiều dinh dưỡng. Trên 1 tuổi, trẻ vẫn cần duy trì 400-500ml sữa hoặc chế phẩm sữa mỗi ngày, để đảm bảo đủ canxi giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa.

Khi trẻ 2 tuổi, cấu trúc não đạt 80% so với người lớn, nhu cầu chất béo không nhiều như trước. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cho trẻ uống sữa nguyên kem, sữa nhiều đường với số lượng lớn. Từ đó, trẻ dễ dàng bị dư cân, béo phì.

“Lỗi không phải tại sữa mà chúng ta cho trẻ uống sữa như thế nào”, bác sĩ Hậu kết luận.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những em bé bú sữa mẹ ít bị béo phì hơn trẻ uống sữa công thức. Nguyên nhân là trong sữa mẹ, lượng đạm thấp và đều là các đạm quý. Còn trong sữa bò, lượng đạm quá cao khiến trẻ tăng cân nhanh và “nhạy cảm” với việc tích tụ mỡ sau này.

"Ngay cả trẻ sinh non thiếu tháng, bắt buộc phải nuôi bằng sữa có độ đạm cao cũng có mặt trái là nguy cơ béo phì cao hơn", bác sĩ Hậu phân tích.

Trước băn khoăn về sữa và thịt gia súc chứa hormon tăng trưởng có thể gây ra dậy thì sớm, bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh nhấn mạnh, đây là quan niệm sai lầm. Hormon dậy thì là hormon sinh dục, bản chất là hormon steroid. Trong khi đó, bản chất của hormon tăng trưởng là protein (peptit), khi đi vào dạ dày, sẽ cắt ra thành các axit amin.

Do đó không có mối liên quan giữa hormon tăng trưởng và dậy thì sớm.

Tre day thi som lien quan den viec uong nhieu sua khong?-Hinh-2

Trên 80% trẻ gái dậy thì sớm không xác định được nguyên nhân.

Các bác sĩ lưu ý, cha mẹ không nên cắt khẩu phần sữa khi trẻ béo phì hay dậy thì sớm vì trẻ vẫn cần bổ sung canxi, phát triển chiều cao. Thay vì sữa béo, sữa nguyên kem, trẻ béo phì nên uống sữa tách béo và ít đường.

Phụ huynh cần cắt nguồn năng lượng rỗng từ đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt, các loại thức ăn nhanh, đồ chiên, da heo, da gà… để kiểm soát cân nặng cho trẻ.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ dậy thì sớm ở Việt Nam và thế giới đều tăng cao, tuổi dậy thì cũng sớm hơn. Đặc biệt, trong số các bệnh nhi dậy thì sớm đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2, khoảng 95% là trẻ gái.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cần can thiệp điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá tuổi khởi phát, mức độ tiến triển tuổi xương, vấn đề tâm lý… từng trường hợp. Từ đó, xem xét chỉ định can thiệp hay không.

Nếu cần điều trị, thời gian thường kéo dài đến khi trẻ 11-12 tuổi. Sau khoảng 9-16 tháng ngưng can thiệp, trẻ gái sẽ có kinh nguyệt trở lại. Khi đó, các dấu hiệu dậy thì đã phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ và bạn bè cùng trang lứa.