Từ Hy Thái Hậu và những thú vui xa xỉ bậc nhất lịch sử Trung Quốc

Từ Hy Thái Hậu vốn được biết đến là bậc nữ quân vương nổi tiếng của Trung Quốc. Bà có nhiều thú vui xa xỉ và kì dị như trượt tuyết trên băng, tiêu chuẩn ăn uống tốn kém cầu kỳ, thú vui rửa chân khác lạ.

Từ Hy Thái hậu (29/11/1835 – 15/11/1908) là người đàn bà có quyền lực nổi tiếng nhất đời nhà Thanh, tuy trên danh nghĩa không lên làm nữ hoàng, nhưng bà là người có thể phế truất cả hoàng đế nếu thấy vị này không theo ý mình.

Vị Thái hậu này nổi tiếng về lối sống xa xỉ, sinh hoạt cầu kỳ. Những tình tiết ly kỳ hấp dẫn về những món ăn độc - dị - lạ hay những thói quen xa xỉ đến tận bây giờ vẫn còn hấp dẫn sự chú ý của công chúng hiện đại.

Tu Hy Thai Hau va nhung thu vui xa xi bac nhat lich su Trung Quoc

Hình chụp Từ Hy Thái hậu tại tấm lều tạm bày trí tương tự Nhân Thọ điện - phòng nghỉ chính của Từ Hy Thái hậu ở Di Hòa Viên. Dòng chữ sau ghi đầy đủ tôn hiệu của bà. (Ảnh tư liệu lịch sử Trung Hoa dân quốc)

Sở thích rửa chân xa xỉ

Từ Hy Thái hậu sống vào cuối triều Thanh, thời điểm mà tục bó chân vẫn còn rất thịnh hành. Tuy nhiên, bà không bó chân mà ung dung thưởng thức cuộc sống của mình. Bà đi tất làm từ lụa mềm màu trắng với hoa văn tinh tế. Mỗi đôi tất mất 7,8 ngày để hoàn thành nhưng Từ Hy chỉ đi đúng một lần. Mỗi năm, bà tốn tới 3.000 công thợ và 10 vạn lạng bạc để làm tất.

Tu Hy Thai Hau va nhung thu vui xa xi bac nhat lich su Trung Quoc-Hinh-2

Từ Hy là người rất chú trọng nước rửa chân và bà chọn nước cũng tinh tế không kém. Vào những ngày nóng ẩm, nước rửa chân phải đun bằng hoa cúc Hàng Châu. Vào ngày giá lạnh, nước rửa chân của bà phải nấu cùng đu đủ. Tùy vào tình hình thời tiết mà các ngự y phải gia giảm các dược liệu bên trong để Từ Hy Thái hậu cảm thấy thoải mái nhất.

Đoàn Tàu “ngự dụng” chẳng khác nào cung điện thu nhỏ

Năm 1876, Trung Quốc có tuyến đường sắt đầu tiên. Nhưng mãi đến năm 1902, Từ Hy thái hậu mới lần đầu ngồi xe lửa. Bà luôn duy trì thói quen ngồi kiệu 16 người khiêng dù đi xa hay đi gần, mãi cho đến một năm, vì phải đến tỉnh Phụng Thiên xa xôi, bà quyết định mua hẳn một đoàn tàu từ nước ngoài.

Đoàn tàu này gồm 16 toa, sơn màu vàng đặc trưng của hoàng thất, nhìn từ xa không khác nào một con rồng vàng. Trong đó có riêng một toa dành cho Từ Hy thái hậu, lại được chia thành 2 toa lớn, nhỏ. Toa nhỏ được kê giường gỗ đỏ, là phòng ngủ của bà. Gian lớn trải thàm, kê ngai vàng, là nơi bà triệu kiến các quan viên trong đoàn, chẳng khác nào một triều đình thu nhỏ. Ngoài ra, kiệu của thái hậu, 2 chiếc kiệu vua Quang Tự, các vị đại thần, mỗi người chiếm một toa. Chiếc tàu “ngự dùng” này chế tạo tại Đức và có giá không hề rẻ!

Khâu ăn uống vô cùng kỹ lưỡng, xa hoa

Dưới Triều nhà Thanh, mọi bữa ăn trong Hoàng tộc đều do phủ nội vụ đảm trách bao gồm các phòng như: phòng bếp, phòng trà, phòng bánh, phòng rượu, kho thực phẩm và rất nhiều các gian phòng khác. Trong đó, bếp với hơn 370 người hầu cùng hàng chục thái giám là quan trọng nhất. Những người này đều phải được tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng với những lương dân từ khắp nơi trên đất nước Trung Hoa.

Tu Hy Thai Hau va nhung thu vui xa xi bac nhat lich su Trung Quoc-Hinh-3
Mỗi bữa ăn chính của Thái Hậu có hơn 100 món

Riêng ở thời Từ Hy Thái hậu, gian bếp riêng chuẩn bị món ăn cho bà tập trung những đầu bếp giỏi nhất Trung Hoa, nguyên liệu được đưa từ khắp các nơi tuyển chọn về để làm ra những món ăn ngon nhất với vô vàn cách thức chế biến cầu kỳ. Mỗi ngày bà ăn 2 bữa ăn chính. Theo quy định, mỗi bữa ăn phải bao gồm 100 món khác nhau. Ngoài ra, mỗi ngày còn 2 bữa ăn nhẹ với 40 đến 50 món, ít nhất phải bao gồm 20 đĩa thức ăn.

Theo sử liệu ghi chép, thì những bữa ăn xa xỉ và thú vị nhất của Từ Hy Thái hậu phải kể đến là những lần bà sử dụng tàu hỏa để đi thưởng ngoạn xa. Sẽ có 4 toa được dành cho phòng bếp, 1 toa chứa 50 cái bếp lò, mỗi bếp phụ trách nấu 2 món ăn, đầu bếp đi theo lên đến 100 người, không kể phục vụ. Mỗi bữa ăn có 100 món chính, 100 loại hoa quả và bánh ngọt các loại để đảm bảo cho bà vẫn luôn ngon miệng trong suốt chuyến đi và không gặp chuyện gì bất trắc liên quan đến ẩm thực.

Chó cưng của Thái hậu có người hầu hạ

Nuôi chó cảnh cũng là thú vui phổ biến trong triều đại nhà Thanh. Từ Hy Thái hậu cũng có sở thích này. Thay vì nhốt chúng trong chuồng, chó cưng của Thái hậu được đặc cách ở trong nhà làm bằng tre, có 4 thái giám hầu hạ. Ngoài ra, chúng cũng được cung cấp trang phục riêng làm từ vải satin trang trí hoa, thêu lụa và sợi vàng.

Sở thích thưởng thức trà cầu kỳ

 Tu Hy Thai Hau va nhung thu vui xa xi bac nhat lich su Trung Quoc-Hinh-4
Từ Hy Thái hậu bên cạnh phu nhân của các phái viên Hoa Kỳ. Người nắm tay Thái hậu là Sarah Conger, phu nhân đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc. (Ảnh tư liệu lịch sử Trung Hoa dân quốc).

Về đồ uống, Từ Hy Thái hậu thích các loại trà hoa. Bà đặc biệt thích uống trà và đặc biệt kỹ tính trong việc thưởng trà. Nước dùng để pha trà phải được lấy về trong ngày từ núi Ngọc Tuyền, các loại hoa dùng để ướp trà như hoa hồng, hoa nhài phải là hoa tươi vừa được hái sau đó được trộn với trà khô, khi pha vừa có hương thơm của hoa quyện trong hương trà. Thái hậu dùng ly bạch ngọc uống trà, trên khay vàng đặt 3 chiếc ly bạch ngọc, ở giữa là trà, hai bên đặt hoa, 2 thái giám dâng khay trà lên bẩm rằng: “Lão phật gia trà đã được rồi!”. Sau khi thái giám bẩm vậy, Từ Hy mới bắt đầu thưởng trà.

Trượt băng vào mùa đông

 Tu Hy Thai Hau va nhung thu vui xa xi bac nhat lich su Trung Quoc-Hinh-5
Mùa đông là khoảng thời gian được Từ Hy đặc biệt yêu thích vì bà có nhiều trò chơi để tiêu khiển. (Ảnh: Nguồn Baidu).

Tiết mục giải trí mùa đông của Từ Hy chia làm hai trò. Trò thứ nhất là một loại hình giải trí không còn xa lạ với người hiện đại – trượt băng.

Thế nhưng, cái gọi là "trượt băng" được Từ Hy yêu thích lại được thực hiện bằng hình thức kéo xe trượt tuyết.

Khi mùa đông tới, mặt đường trong Tử Cấm Thành sẽ đóng băng. Bề mặt phía trên của lớp băng vô cùng trơn bóng.

Lúc bấy giờ, Từ Hy cùng các phi tần của Hoàng đế và Phúc tấn (thê tử) của các vị vương gia sẽ kéo nhau ra đó để bắt đầu trải nghiệm cảm giác phi như bay.

Những người phụ nữ cao quý ấy sẽ ngồi những chiếc xe trượt tuyết, để cho thái giám ở phía trước kéo trên mặt băng.

Vào khoảng khắc được kéo như bay trên những mặt băng, bên tai Từ Hy chỉ nghe tiếng gió thổi. Điều đó đem lại cho bà cảm giác hưng phấn và vui vẻ khó nói nên lời.

Thế nhưng, để đem lại niềm vui cho Thái hậu, không ít thái giám, cung nữ lại vô cùng khổ sở vì phải kéo những chiếc xe nặng nề trên mặt băng trơn trượt.

Tiết mục ấy sẽ kéo dài ít nhất một giờ đồng hồ. Đến khi chơi chán, Lão Phật gia sẽ bắt đầu trò giải trí "đặc sắc" tiếp theo của mình.  

Tại sao Từ Hy thái hậu lại cần 100 người hầu khi đi tắm?

Từ Hy thái hậu rất thích tắm rửa, mỗi lần bà tắm đều có 100 cung nhân phục vụ và sử dụng đến 3 bồn tắm.

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?
Có giai thoại kể lại rằng, Từ Hy thái hậu là người rất biết hưởng thụ, dĩ nhiên cuộc sống xa hoa của Từ Hy thái hậu là điều mà hậu thế không thể nào tưởng tượng được và hiếm có quý tộc nào có thể vượt qua. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-2
 Từ Hy thái hậu nắm giữ quyền lực và lưỡng cung thính chính suốt nửa thế kỷ, và cuộc sống ngày thường của bà là thứ không ai có thể nghĩ đến. Từ việc vệ sinh nhỏ nhất cho đến tắm rửa và thượng triều đều vô cùng cầu kỳ nhiều công đoạn, đặc biệt, Từ Hy thái hậu mỗi lần tắm đều phải có 100 kẻ hầu người hạ bên cạnh.

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-3
Vậy tại sao phải là 100 người và con số 100 ấy có ý nghĩa gì? Trước khi thái hậu tắm, cần một số lượng tỳ nữ chịu trách nhiệm đun nước, xông hơi, bố trí nhà tắm và phải hoàn thành trong nửa ngày. Sau khi Từ Hy thái hậu tắm xong, họ phải dọn dẹp từng chút một. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-4
Đây là một quá trình phức tạp. Điều đặc biệt hơn, Từ Hy thái hậu không tắm trong bồn gỗ như những người khác trong hoàng tộc mà sử dụng thêm 2 bồn tắm lớn nữa có diện tích lớn giống 1 bể bơi nhỏ, nếu rỗng bên trong cũng cần đến 8 thái giám mới có thể nâng lên. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-5
Bồn thứ 1 để Từ Hy tắm nửa thân trên, sau đó phần còn lại ở 1 bồn tắm khác, bởi theo Từ Hy thái hậu, âm dương nên được phân biệt rạch ròi. Cuối cùng Từ Hy thái hậu ngâm mình ở 1 bồn tắm thứ 3. Cả 3 bồn tắm đều dùng 3 loại nước ấm khác nhau. Trong lúc Từ Hi Thái hậu tắm rửa, tất cả thái giám đều phải quỳ gối đợi lệnh sau 1 tấm màn, chỉ cho phép 4 ma ma đứng bên trong phòng tắm. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-6
Một sự phung phí khác trong thói quen tắm rửa của Từ Hy thái hậu là số lượng khăn bà sử dụng. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-7
Chúng được xếp thành 4 chồng, mỗi chồng gồm 25 chiếc khăn, tổng cộng có đến 100 chiếc. Mỗi chiếc khăn đều có hình rồng vàng được thêu bằng chỉ tơ vàng: Hình rồng ngẩng đầu, hình rồng cúi đầu ngắm trăng, hình rồng đùa giỡn với viên ngọc, hình rồng phun nước. Những chiếc khăn thêu tinh tế cộng thêm hình dạng lạ mắt của 4 chồng khăn và khay gỗ màu đỏ tía tạo ra cảnh tượng rất tráng lệ. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-8
Ngày nào Từ Hy thái hậu cũng tắm nhưng vào những ngày nóng bức, bà sẽ tắm rửa nhiều lần hơn. Đến mùa đông lạnh giá, cách 3 ngày bà mới tắm 1 lần. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-9
Con số 100 trong thực tế gắn liền với rất nhiều ý nghĩa, đây là một con số tròn trĩnh có 3 chữ số. Đây cũng có thể là con số mà nhiều người đánh dấu làm mốc. Không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà ngay cả trong những sự kiện trọng đại thì con số này cũng có rất nhiều ý nghĩa. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-10
Theo phong kiến Trung Hoa, nhiều tài liệu cho biết, con số 100 đại diện cho sự tròn đầy, hoàn mĩ. Là người duy mĩ, rất có thể Từ Hy thái hậu muốn cuộc sống của mình cũng viên mãn và tròn đầy nên bà mới chuộng sử dụng con số 100. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-11
Nhiều người tin vào giả thiết, bởi vì Từ Hy thái hậu xuất thân từ một gia đình người Mãn Châu, vốn không phải là quyền cao chức trọng gì cả. Bà được sinh ra trong thời gian cha ruột làm việc tại Cam Túc. Thói quen của gia đình và điều kiện sống ở địa phương khiến bà rất hiếm khi tắm rửa. Mãi đến khi nhập cung, mới nhận ra hoàng tộc rất xem trọng việc tắm rửa, từ đó bà ra sức "tận hưởng" tắm rửa theo cách riêng của mình. 

Phát hoảng những kiểu “hành hạ” hạ nhân của Từ Hy Thái hậu

Là người phụ nữ quyền lực của nhà Thanh trong nhiều thập kỷ, Từ Hy Thái hậu có nhiều người hầu hạ. Cung nữ, thái giám chịu sự "hành hạ" cả về thể chất lẫn tinh thần khi phụng sự bà. 

Phat hoang nhung kieu “hanh ha” ha nhan cua Tu Hy Thai hau
 Từ Hy Thái hậu là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong đế, mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị. Bà trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính dưới thời hoàng đế Đồng Trị và Thanh Đức Tông Quang Tự. 

Phát khiếp thói ăn uống xa hoa ngút trời của Từ Hy Thái Hậu

(Kiến Thức) - Là một nhân vật quyền lực của hoàng tộc nhà Thành, Từ Hy Thái Hậu được biết đến với thói quen ăn uống cực xa hoa và tốn kém. Trong số này có việc Từ Hy Thái Hậu có riêng Thọ Thiện phòng có thể chế biến hơn 4.000 món ăn ở mọi vùng miền.

Phat khiep thoi an uong xa hoa ngut troi cua Tu Hy Thai Hau
 Thói quen ăn uống của hoàng tộc nhà Thanh thời phong kiến vô cùng xa hoa, cầu kỳ và tốn kém. Trong số này, Từ Hy Thái Hậu nổi tiếng với việc chi bộn tiền cho các bữa ăn.