Trường Vương Thượng Bổ “láu cá” mượn uy tín bác sĩ quảng cáo như thuốc?

(Kiến Thức) - Các bác sỹ được mời tham gia chương trình tư vấn sức khỏe đều không biết hình ảnh, tên tuổi của mình được Công ty TNHH STS Việt Nam gắn với việc quảng cáo TPCN Trường Vương Thượng Bổ như thuốc chữa bệnh.

TPCN Trường Vương Thượng Bổ mượn hình ảnh bác sỹ để quảng cáo như thuốc?

Như Kiến thức đã đưa tin, mặc dù được cấp phép là thực phẩm chức năng (TPCN), nhưng hiện nay trên nhiều website chính thống cũng như không chính thống, sản phẩm Trường Vương Thượng Bổ được giới thiệu, quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh, "điều trị bệnh xuất tinh sớm, yếu sinh lý ở nam giới".

Đơn cử, ngay trên trang chủ website truongvuongthuongbo.com, trong video tiêu đề "Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách - Chữa Yếu Sinh Lý, Xuất Tinh Sớm, Rối Loạn Cương Dương" trên VTV2, khách mời là diễn viên hài Công Lý và Thạc sỹ - Bác sỹ nội trú Nguyễn Văn Phi, Trường Đại học Y Hà Nội, bên cạnh nội dung trao đổi về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh xuất tinh sớm, yếu sinh lý, từ phút thứ 12’57s - 13’10s, chương trình lồng ghép quảng cáo sản phẩm Trường Vương Thượng Bổ “có hiệu quả rõ nét, an toàn trong điều trị sinh lý nam giới”.

Truong Vuong Thuong Bo
Trang chủ truongvuongthuongbo.com dẫn nhiều video, bài viết giới thiệu, quảng cáo TPCN Trường Vương Thượng Bổ gây nhiều nhầm như thuốc có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng. Ảnh chụp màn hình.  

Với sự góp mặt của những khách mời nổi tiếng cũng như cách quảng cáo sản phẩm nói trên, nhiều khách hàng, người tiêu dùng càng dễ nhầm lẫn TPCN Trường Vương Thượng Bổ là thuốc chữa bệnh.

Điều đán nói, ngay sau khi Kiến Thức đăng tải các bài viết vạch trần quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm Trường Vương Thượng Bổ, các bác sỹ tham gia tọa đàm về sức khỏe trong đó có lồng ghép quảng cáo sản phẩm Trường Vương Thượng Bổ bất ngờ lên tiếng, bày tỏ bức xúc khi cho rằng Công ty TNHH Đầu tư thương mại STS Việt Nam (viết tắt là Công ty STS Việt Nam - đơn vị đứng tên sản xuất sản phẩm Trường Vương Thượng Bổ) lợi dụng tên tuổi của mình gây hiểu lầm cho khách hàng.

Trao đổi với Kiến Thức, Thạc sỹ - Bác sỹ nội trú Nguyễn Văn Phi ngạc nhiên: “Khi nhận lời tham gia chương trình, tôi không thấy kênh VTV2 đề cập tới việc trong chương trình sẽ có quảng bá một sản phẩm hay một nhãn hiệu nào, mà chỉ đơn thuần là một chương trình tư vấn kiến thức về yếu sinh lý.

Video "Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách - Chữa Yếu Sinh Lý, Xuất Tinh Sớm, Rối Loạn Cương Dương" trên VTV2 có nội dung lồng ghép giới thiệu TPCN Trường Vương Thượng Bổ có tác dụng điều trị sinh lý nam giới.

Do vậy, khi nhận được thông tin trong chương trình quảng cáo sản phẩm Trường Vương Thượng Bổ “có hiệu quả rõ nét, an toàn trong “điều trị” sinh lý nam giới”, tôi không đồng ý với cách thức quảng cáo như vậy. Bởi vô hình chung, sự xuất hiện của tôi trong chương trình sẽ gây hiểu lầm tới độc giả là tôi đang quảng cáo cho sản phẩm. Nếu cần đối chứng giữa 3 bên, tôi sẵn sàng đối chứng”.

Cũng xuất hiện trong một video quảng cáo “Trường Vương Thượng Bổ Dứt Điểm Xuất Tinh Sớm, Yếu Sinh Lý”, bác sỹ Hoàng Khánh Toàn – trưởng khoa Đông y bệnh viên 108 khẳng định: “Tôi tham gia chương trình khi đã tìm hiểu kỹ về sản phẩm Trường Vương Thượng Bổ thông qua giấy xác nhận của Cục An toàn thực phẩm. Đây là thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xuất tinh sớm, tăng cường sinh lý chứ không phải thuốc chữa bệnh.mLà một bác sỹ, tôi không đồng tình với những sự quảng bá sản phẩm nhập nhèm để bán hàng”.

Vi phạm quy định về quảng cáo TPCN của Bộ Y tế

Trước đó, trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Văn Tú – Giám đốc truyền thông Công ty TNHH Đầu tư thương mại STS Việt Nam thừa nhận, việc quảng cáo sai công dụng của TPCN Trường Vương Thượng Bổ là do sai sót của nhân viên làm nội dung trang website.
Liên quan tới sự việc này, Thạc sỹ Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng: “Dù là sai sót của bộ phận nào, cá nhân nào thì khi xảy ra sai sót, Công ty TNHH STS Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm”.
Theo đó, tại Điều 3, Thông tư 08/2013/TT – BYT về hành vi “Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh” nếu rõ: “Nghiêm cấm các doanh nghiệp sử dụng, lợi dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y tế, cán bộ y tế để quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng”.
Nghị định 158 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo cũng quy định: “Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm; Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh”, sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thực phẩm chức năng cũng như nhiều sản phẩm khác, doanh nghiệp phải được kiểm duyệt nội dung trước khi quảng cáo. Doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng nội dung quảng cáo đã đăng ký và không được làm trái. Quảng cáo phải phù hợp với công dụng sản phẩm, không dùng từ ngữ mập mờ, không dùng các hình ảnh, video, biểu tượng của các cơ quan y tế… để tránh gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Khi quảng cáo thực phẩm chức năng, bắt buộc có thêm chi tiết "sản phẩm không thay thế được thuốc chữa bệnh" và không được chỉ định để điều trị bệnh cụ thể.

Việc giới thiệu, quảng cáo TPCN Trường Vương Thượng Bổ gây nhiều nhầm như thuốc chữa bệnh trong thời gian dài khiến nhiều khách hàng, người tiêu dùng đã bức xúc. Báo điện tử Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin vụ việc. 

Điểm danh hàng loạt dự án lãng phí vốn, thua lỗ lớn

Có 6 dự án, nhà máy đang được vận hành sản xuất, kinh doanh nhưng bị thua lỗ, gồm 4 nhà máy sản xuất phân bón, Công ty TNHHMTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), Nhà máy thép Việt Trung.

Nhiều hạn chế

Lời nguyền chết chóc của viên kim cương Hy vọng

Không giống như tên gọi “Hy vọng”, viên kim cương Hope khiến người ta khi nhắc về nó không chỉ là nhắc tới vẻ đẹp mê hồn, mà còn là lời nguyền bí ẩn khiến bất cứ ai sở hữu nó cũng sẽ sớm lìa đời.

 

Từ xa xưa kim cương luôn giành được sự ngưỡng mộ và khao khát của nhân loại, và cũng vì thế những viên đá quý danh giá luôn được bao phủ bởi những huyền thoại thế gian. Với sắc xanh cực kỳ hiếm gặp, viên kim cương có tên Hope, nặng tới 112 carat lúc được tìm thấy, đã trải qua một lịch sử thăng trầm, bị ám ảnh bởi một lời nguyền chết chóc.
Loi nguyen chet choc cua vien kim cuong Hy vong
 Vẻ đẹp ma mị của viên kim cương Hope.
Viên kim cương bị nguyền rủa
Không giống như tên gọi “Hy vọng”, viên kim cương Hope khiến người ta khi nhắc về nó không chỉ là nhắc tới vẻ đẹp mê hồn, mà còn là lời nguyền bí ẩn khiến bất cứ ai sở hữu nó cũng sẽ sớm lìa đời.
Đó là một viên kim cương lớn, nặng khoảng 9,104 gram với màu xanh thẫm của nước biển, tỏa ra một chút ánh sáng lân quang khi được chiếu tia cực tím. Hiện tại Hope đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia ở Washington DC, Mỹ. Tuy nhiên, nguồn gốc và hành trình để nó đến được đây thì là cả một câu chuyện dài và ly kỳ.
Theo truyền thuyết thì kim cương Hope bắt nguồn từ Ấn Độ, nằm trong trán của một bức tượng thần Hindu nổi tiếng, sau đó bị một tên trộm lấy đi. Không may cho hắn, viên kim cương được bảo vệ bởi một lời nguyền mạnh mẽ, tên trộm trải qua cái chết đau đớn. Viên kim cương không rõ bằng cách nào sau này được phát hiện ở mỏ Golconda, từng là một trong những mỏ kim cương ít ỏi trên thế giới, nơi cung cấp những viên lớn nhất. Viên kim cương Hope đã ở đây khi nhà buôn đá quý, nhà thám hiểm người Pháp Jean-Baptiste Tavernier giành được quyền sở hữu nó vào thế kỷ 17. Đó cũng là lúc ông chuốc lấy lời nguyền quái quỷ và ốm nặng không lâu sau.
Tavernier mang viên đá quý từ Ấn Độ về Pháp và bán cho Vua Louis XIV vào năm 1673. Nhưng tai ương vẫn chưa rời bỏ ông. Nhà thám hiểm đột tử không rõ nguyên nhân trong chuyến đi tới Nga, xác ông bị bầy sói xé nát trong rừng. Sau cái chết của Tavernier, nhiều tin đồn dấy lên cho rằng ông đã lấy cắp viên kim cương xanh này bằng cách móc nó ra từ mắt của bức tượng thần Shiva tại Ấn Độ, vì vậy nó sẽ gây tai họa cho bất cứ ai liên quan. Cũng từ sau cái chết của Tavernier, lời nguyền của viên kim cương bắt đầu ứng nghiệm và kéo dài danh sách nạn nhân.
Nạn nhân thứ hai chính là Vua Pháp Louis XIV. Sau khi mua viên kim cương, nhà vua đã cho mài cắt lại nó, hạ size xuống còn 67 carat và gọi báu vật của mình là "Viên Kim cương xanh của Vương miện”. Không lâu sau, nhà vua qua đời do chứng hoại tử và tất cả các con của ông, chỉ ngoại trừ một người, đều chết yểu. Trong thời gian trị vì, một quan cố vấn của nhà vua từng vinh dự được mang viên kim cương, sau đó cũng tự dưng thất sủng và bị cầm tù.
Viên kim cương được được truyền lại cho Vua Pháp Louis XV vào năm 1749. Nhà vua dùng báu vật này gắn lên một chiếc khuyên lớn, được gọi là “Huân chương Hiệp sĩ”. Vua Louis XV dường như thoát khỏi lời nguyền, nhưng những người khác có được viên kim cương Hope sau đó thì không may mắn như vậy.
Cả Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette, những người được thừa kế viên kim cương, đều chết thảm trên đoạn đầu đài trong cuộc Cách mạng Pháp. Công chúa Lambelle bị đám đông đánh tới chết rồi chặt đầu treo trên giáo. Điều trùng hợp là khi còn trong nhung lụa, công chúa thường đeo viên kim cương ám ảnh này.
Kim cương Hope sau đó bị đánh cắp vào năm 1792 và biến mất trong nhiều thập kỷ cho đến khi nó tái xuất hiện đầy bí ẩn vào năm 1812, thuộc sở hữu của một nhà buôn kim cương ở London tên là Daniel Eliason. Viên kim cương này nhỏ hơn một chút so với viên mất tích, nhưng nó vẫn mang sắc xanh trong suốt kỳ lạ đó, và được cho là đã bị mài cắt thêm để che giấu những vết xước.
Nhưng bằng cách nào mà viên đá quý đến được tay Eliason thì vẫn không ai rõ. Sau khi tái xuất, viên kim cương lại tiếp tục chuỗi hành trình tai họa. Đầu tiên, viên đá được Vua Anh George IV mua, sau đó bán lại cho gia đình quý tộc giàu có Henry Philip Hope. Từ thời điểm này, viên kim cương được mang tên Hope, theo họ của nhà quý tộc.
Loi nguyen chet choc cua vien kim cuong Hy vong-Hinh-2
 Họ của nhà quý tộc Henry Philip Hope được đặt cho viên kim cương.