Trường hợp trẻ nhỏ đầu tiên mắc bệnh gan bí ẩn tại châu Á

Bộ Y tế Nhật Bản đã phát hiện một ca nghi mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân, vốn đang tấn công nhiều trẻ em ở Mỹ, Anh và 10 quốc gia khác.

Truong hop tre nho dau tien mac benh gan bi an tai chau A
Hình ảnh mô phỏng virus gây bệnh viêm gan. Ảnh: Getty Images/TTXVN 
Tờ Bloomberg đưa tin sự việc làm dấy lên lo ngại rằng căn bệnh bí ẩn này đang lan ra ngoài Mỹ và châu Âu. 
Trường hợp nghi nhiễm bệnh đầu tiên ở châu Á là một trẻ nhỏ. Mặc dù các bác sĩ đã tìm thấy virus adenovirus gây bệnh cảm lạnh thông thường trong hơn 40% trường hợp mắc viêm gan không rõ nguyên nhân trên toàn cầu, nhưng bệnh nhân ở Nhật Bản lại cho kết quả âm tính với adenovirus. Giới chức Nhật Bản không tiết lộ tuổi của bệnh nhi trên, song cho biết đứa trẻ chưa được ghép gan.
Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một trẻ em đã tử vong và 17 trẻ khác (chiếm khoảng 10% các trường hợp) đã phải ghép gan do hậu quả của một đợt bùng phát nguy hiểm. Cơ quan y tế có trụ sở tại Geneva cảnh báo rằng các quốc gia có thể phát hiện thêm nhiều trường hợp bị nhiễm khác trước khi giới chuyên môn xác định được nguyên nhân, cũng như cách thức để kiểm soát và phòng ngừa cụ thể.
Các cơ quan y tế của Vương quốc Anh đang điều tra mối liên hệ tiềm ẩn giữa đại dịch COVID-19 sự bùng phát bệnh viêm gan bí ẩn này.
WHO cho biết các triệu chứng của bệnh bao gồm viêm gan, men gan cao và vàng da. Trước đó, người bệnh sẽ bị đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Các nguyên nhân điển hình của bệnh viêm gan siêu vi đã được loại trừ. 
Ngày 20/4, Bộ Y tế Nhật Bản đã cảnh báo các chính quyền địa phương và yêu cầu báo cáo các ca nghi mắc. Cơ quan này sẽ thường xuyên cập nhật tình hình bùng phát ở Nhật Bản, đồng thời phối hợp với các chính phủ trên thế giới để theo dõi tình hình. 
Tính đến ngày 21/4, căn bệnh không rõ nguyên nhân này cho đến nay đã ảnh hưởng đến ít nhất 169 trẻ em, từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi ở 12 quốc gia như Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Israel, Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, Italy, Na Uy, Pháp, Romania và Bỉ. Đáng chú ý, trong số các trường hợp được ghi nhận có tới 114 ca tại Anh.

Hậu Covid-19 ở trẻ em và 8 dấu hiệu nhận biết

Bác sĩ Đào Trường Giang, chuyên khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội chia sẻ giúp phụ huynh hiểu hơn về tình trạng hậu Covid-19 ở trẻ em.

Tình trạng hậu Covid-19 là gì?

Theo CDC Mỹ và WHO thì hậu Covid-19 là tình trạng bao gồm một loạt các triệu chứng (cả về thể chất và tinh thần) xảy ra trong hoặc sau khi nhiễm Covid-19 (thường trong vòng 3 tháng), tồn tại kéo dài ít nhất 2 tháng và không giải thích được bằng các chẩn đoán thay thế.

Nghiên cứu mới về thuốc trị hội chứng MIS-C nguy hiểm hậu COVID-19

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về một loại thuốc đầy hứa hẹn trong việc điều trị hội chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em.

Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) là một biến chứng hậu COVID-19 nguy hiểm ở trẻ em. Boldsky đưa tin, theo các nhà nghiên cứu, hội chứng MIS-C có thể xuất hiện sau khi trẻ mắc COVID-19 nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng vài tuần hoặc vài tháng.
Nghien cuu moi ve thuoc tri hoi chung MIS-C nguy hiem hau COVID-19
Ảnh minh họa: CHLA. 

Nhầm lẫn u não với hậu COVID-19, bé gái nguy kịch

Bệnh nhi thường xuyên bị đau đầu nhưng người nhà cho rằng bé bị di chứng hậu COVID-19 nên trì hoãn đưa tới bệnh viện.

Khi những cơn đau ngày càng dữ dội, bé mới được đưa vào bệnh viện thì khối u não đã chèn ép, đe dọa tính mạng.

Đó là trường hợp của bé L.T.D. (4 tuổi, ngụ tại tỉnh Đắk Nông) đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM. Ngày 22/3, trao đổi với phóng viên thông tin về ca bệnh, BS Lê Quang Mỹ, khoa Ngoại Thần kinh cho biết, bệnh nhi nhập vào khoa cấp cứu lúc 3 giờ sáng, trong tình trạng lơ mơ, ngủ gà, khi tỉnh bé thường xuyên than đau đầu và ói.