Trực đêm chống bão WIPHA, cứu ca sốc mất máu cấp nguy kịch

Giữa đêm trực phòng chống bão WIPHA, các bác sĩ đã phát huy tinh thần “4 tại chỗ” để cứu sống bệnh nhân sốc mất máu cấp do chảy máu túi thừa đại tràng.

Sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa thấp

Trong đêm trực đầu tiên triển khai phương án phòng chống bão số 3 - bão Wipha, khi toàn hệ thống đang căng mình ứng trực, tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh), một trận chiến sinh tử cũng âm thầm diễn ra: Cấp cứu thành công một bệnh nhân nguy kịch - sốc mất máu cấp do chảy máu túi thừa đại tràng.

Bệnh nhân là Hà Thị V. (51 tuổi), trú tại phường Mông Dương, Quảng Ninh, nhập viện trong tình trạng huyết áp tụt, mạch nhanh, dấu hiệu mất máu tiêu hoá nặng. Chẩn đoán ban đầu sốc mất máu cấp do xuất huyết tiêu hoá thấp.

dm-bao.jpg
Ảnh BVCC

3 đơn vị máu, 2 clip cầm máu chuẩn xác

Sau khi xử trí hồi sức bằng truyền dịch, truyền 3 đơn vị máu, thuốc cầm máu..., ê-kíp chuyên môn gồm BS.CKII Đỗ Ngọc Lâm, Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, BS.CKI Nguyễn Văn Đức, bác sĩ nội soi tiêu hoá và cộng sự đã khẩn trương đưa bệnh nhân vào phòng nội soi can thiệp cấp cứu.

Hình ảnh nội soi xác định rõ điểm chảy máu tại túi thừa đại tràng - nguyên nhân gây mất máu cấp. Ê–kíp tiến hành đặt 2 clip cầm máu, xử lý chính xác và dứt điểm ổ xuất huyết. Ca can thiệp thành công, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, ổn định và được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực tiếp tục theo dõi, điều trị.

Vững vàng trong giông bão, sáng lên phẩm chất người thầy thuốc

Kíp trực chuyên môn phòng chống bão số 3 đã phát huy tinh thần “bốn tại chỗ”, phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu từ cấp cứu, hồi sức đến nội soi, truyền máu, xử trí tình huống khẩn cấp một cách chủ động, bình tĩnh và quyết đoán.

Đó không chỉ là một ca xử trí chuyên môn thành công, mà còn là minh chứng thuyết phục cho năng lực tổ chức và bản lĩnh y khoa của bệnh viện - nơi sự sống vẫn được bảo vệ vững vàng trong mọi hoàn cảnh.

Không chỉ là cấp cứu thành công một ca bệnh nặng - đây còn là một chiến thắng của sự tận tâm, của y đức và là lời khẳng định mạnh mẽ: Trong mọi hoàn cảnh – người bệnh vẫn được đặt ở vị trí trung tâm.

Đau bụng âm ỉ quanh rốn, đi khám mắc viêm túi thừa đại tràng

Bệnh nhân 58 tuổi đến khám bệnh viện vì đau bụng quanh rốn và mạn sườn phải, kèm theo đại tiện phân lỏng, kết quả chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng.

Mới đây, Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân đã tiếp nhận bệnh nhân N.M.D 58 tuổi, (Hà Nội) đến khám trong tình trạng đau bụng âm ỉ quanh rốn và mạn sườn phải, kèm theo đại tiện phân lỏng 1–2 lần/ngày.

Theo lời bệnh nhân, các triệu chứng xuất hiện cách đây 3 ngày, đau âm ỉ kéo dài, thỉnh thoảng đau từng cơn. Người bệnh không sốt, không buồn nôn, không nôn. Đáng chú ý, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp đang điều trị ổn định và dị ứng hải sản, trứng. Gia đình không có ai mắc bệnh tiêu hóa.

Đau bụng hơn 7 tháng không khỏi do rò túi thừa đại tràng sigma phức tạp

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á vừa phẫu thuật cắt đoạn đại tràng sigma bị thủng, giải quyết triệt để bệnh cho người phụ nữ sau gần một năm chạy vạy nhiều nơi để tìm bệnh nhưng không thành.

Bệnh nhân H. T. L (42 tuổi, Long An) bị đau bụng vùng hạ vị kéo dài hơn 7 tháng nay, sờ thấy cục u ở vùng bụng dưới bên trái. Mặc dù chị L đã đi khám nhiều nơi nhưng không được chẩn đoán đúng bệnh, chỉ dùng thuốc điều trị nhưng không thuyên giảm.

Tại Khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, các bác sĩ thăm khám sờ thấy khối sưng đau vùng hố chậu trái kích thước 4cm. Chụp CT - scanner phát hiện áp xe thành bụng, nội soi đại tràng ghi nhận sẹo loét trực tràng.

Vỡ khối u gan, người đàn ông 73 tuổi sốc mất máu nguy kịch

Liên tiếp thực hiện các ca cầm máu cho người bệnh u gan và vỡ u gan, phần lớn đều nhập viện trong tình trạng sốc mất máu.

Chỉ trong vòng một tuần, Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã liên tiếp thực hiện các ca can thiệp mạch máu cấp cứu cầm máu cho người bệnh u gan và vỡ u gan.

Phần lớn người bệnh đều nhập viện trong tình trạng sốc mất máu do không điều trị sớm và theo dõi thường xuyên.