Phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa bão

Nước lũ mang theo vi khuẩn, virus, rác thải, xác động vật và nhiều nguồn lây nhiễm khác là cơ hội để một loạt bệnh truyền nhiễm phát sinh, lây lan nhanh chóng.

Hằng năm, vào mùa mưa bão, nhiều địa phương trên cả nước phải đối mặt với nguy cơ thiên tai, ngập lụt và dịch bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh những thiệt hại thấy rõ do bão lũ, sạt lở đất, thì một mối nguy âm thầm nhưng không kém phần nguy hiểm chính là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trong và sau mưa lũ.

Chớ nên bỏ qua triệu chứng bệnh ban đầu

Nước lũ mang theo vi khuẩn, virus, rác thải, xác động vật và nhiều nguồn lây nhiễm khác tràn lan ra môi trường sống, khiến điều kiện vệ sinh bị xáo trộn nghiêm trọng.

Đây là cơ hội để một loạt bệnh truyền nhiễm phát sinh và lây lan nhanh chóng, đặc biệt ở những khu vực bị chia cắt, thiếu nước sạch, thiếu thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: tiêu chảy cấp, tả, lỵ, viêm gan A, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết. Một số bệnh có thể lây lan nhanh thành ổ dịch nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Đáng lo ngại, nhiều triệu chứng ban đầu thường bị người dân bỏ qua hoặc tự điều trị tại nhà, dễ dẫn đến biến chứng nặng.

beh.jpg
BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Vậy người dân cần làm gì để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ?

Trước hết, cần giữ gìn vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, không ăn gia súc, gia cầm chết. Khi khu vực bị ngập, chia cắt, hãy ưu tiên thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói an toàn như mì gói, lương khô, nước đóng chai.

Thứ hai, hãy bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. Nếu giếng khoan, giếng khơi bị ngập, cần thau rửa, lọc và khử trùng theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không nên dùng nước bẩn để rửa mặt, tắm, giặt quần áo hay để trẻ em chơi đùa.

Thứ ba, người dân cần tích cực phòng sốt xuất huyết, một dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên cả nước. Diệt lăng quăng, đậy kín các dụng cụ chứa nước, loại bỏ vật dụng có thể đọng nước và ngủ màn kể cả ban ngày là những biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Đối với bệnh ngoài da và đau mắt đỏ, tuyệt đối tránh để cơ thể tiếp xúc lâu với nước ngập. Sau khi đi qua vùng nước lũ, nên rửa sạch tay chân bằng nước sạch, lau khô kẽ tay, kẽ chân. Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người khác.

Điều quan trọng nhất là, khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh – sốt, tiêu chảy, nổi ban, đau mắt, ho sốt kéo dài… người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Không tự ý dùng thuốc hay điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh diễn tiến nặng và gây lây lan trong cộng đồng.

Mỗi người dân, mỗi gia đình hãy chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát trên nền thiên tai.

Phòng dịch tốt là góp phần giảm gánh nặng y tế và bảo vệ an toàn cho mình, cho gia đình và cho cả xã hội.

BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền (Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)

Hình ảnh bão Wipha đổ bộ miền nam Trung Quốc

Bão Wipha mang theo gió mạnh và mưa lớn đã đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.

trung1.jpg
Theo Tân Hoa Xã, bão Wipha đã đổ bộ gần thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, vào khoảng 17h50 chiều 20/7. Khi đổ bộ, sức gió mạnh nhất gần tâm bão đạt 33 mét/giây. Ảnh: Các phương tiện di chuyển qua khu vực bị ngập lụt ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, ngày 20/7. (Nguồn ảnh: THX)
trung2.jpg
Các nhân viên dọn dẹp cây đổ trên đường trong trận mưa lớn ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, ngày 20/7.

Bão Wipha vào Biển Đông sẽ mạnh lên nhanh, Bắc Bộ nguy cơ lũ lớn

Bão Wipha đã vượt qua phía Bắc đảo Luzon (Philippines) và đang tiến vào Biển Đông với cường độ mạnh dần, gây mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ lớn ở khu vực Bắc Bộ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào 1h ngày 19/7, vị trí tâm bão Wipha ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

5.png
Dự báo đường đi và hướng di chuyển của tâm bão.

Bão Danas đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc) gây nhiều thương vong

Rạng sáng nay (7/7), cơn bão Danas (bão số 2) đã đổ bộ vào khu vực Nam Đài Loan (Trung Quốc) với sức gió kỷ lục lên tới 220km/h kèm mưa lớn.

Đây là cơn bão hiếm hoi tấn công vào bờ biển phía tây đông dân ở Đài Loan, Trung Quốc buộc hàng nghìn người sơ tán, nhiều trường học và công ty phải đóng cửa, các dịch vụ giao thông bị hạn chế.

Theo Trung tâm ứng phó thiên tai của Đài Loan, tính đến 8h sáng ngày 7/7, cơn bão đã khiến 2 người tử vong và 334 người bị thương. Trong khi đó, Công ty Điện lực Đài Loan cho biết, tính đến 10h sáng cùng ngày, cơn bão đã khiến hơn 581.000 hộ gia đình tại Đài Loan mất điện, trong đó hơn 400.000 hộ vẫn đang chờ sửa chữa.