Đau bụng âm ỉ quanh rốn, đi khám mắc viêm túi thừa đại tràng

Bệnh nhân 58 tuổi đến khám bệnh viện vì đau bụng quanh rốn và mạn sườn phải, kèm theo đại tiện phân lỏng, kết quả chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng.

Mới đây, Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân đã tiếp nhận bệnh nhân N.M.D 58 tuổi, (Hà Nội) đến khám trong tình trạng đau bụng âm ỉ quanh rốn và mạn sườn phải, kèm theo đại tiện phân lỏng 1–2 lần/ngày.

Theo lời bệnh nhân, các triệu chứng xuất hiện cách đây 3 ngày, đau âm ỉ kéo dài, thỉnh thoảng đau từng cơn. Người bệnh không sốt, không buồn nôn, không nôn. Đáng chú ý, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp đang điều trị ổn định và dị ứng hải sản, trứng. Gia đình không có ai mắc bệnh tiêu hóa.

Lo lắng triệu chứng mới không liên quan đến bệnh nền, bệnh nhân đã đến thăm khám tại Medlatec Thanh Xuân. Qua khám lâm sàng, ThS.BSNT Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chuyên khoa Tiêu hóa, ghi nhận bụng mềm, ấn đau vùng hố chậu phải nhưng không có phản ứng thành bụng hay dấu hiệu viêm phúc mạc rõ ràng.

chup-ct.png
Chụp CT ổ bụng cho hình ảnh đại tràng phải có vài túi thừa, lớn nhất đường kính 10.5mm. Ảnh BVCC

Để xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Xét nghiệm máu: CRP tăng cao 14.02 mg/L (bình thường 0–5 mg/L), gợi ý viêm nhiễm cấp.

Siêu âm ổ bụng: Có nang thận phải 7mm, sỏi thận phải 4mm, dày thành và thâm nhiễm mỡ quanh đại tràng lên.

Chụp CT ổ bụng: Phát hiện vài túi thừa ở đại tràng phải (lớn nhất 10.5mm), thành đại tràng dày nhẹ, thâm nhiễm mỡ quanh đại tràng, dày phúc mạc kèm hạch mạc treo (<6mm), ít dịch vùng tiểu khung, đồng thời phát hiện sỏi và nang thận phải. Sau khi có kết quả, bác sĩ xác định bệnh nhân bị viêm túi thừa đại tràng phải kèm theo một số bệnh lý về thận. Người bệnh được tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc điều trị viêm và theo dõi định kỳ.

Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Thanh Tâm, túi thừa đại tràng là những túi nhỏ hình thành tại thành ruột già do thoát vị lớp niêm mạc và dưới niêm mạc qua những điểm yếu, thường là nơi mạch máu xuyên qua thành ruột.

Tình trạng viêm túi thừa thường diễn tiến âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng như đau bụng âm ỉ, sốt nhẹ, thay đổi thói quen đi tiêu – dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như: áp xe quanh đại tràng, thủng túi thừa, viêm phúc mạc, tắc ruột, rò ruột, chảy máu tiêu hóa.

Việc chẩn đoán chính xác viêm túi thừa đòi hỏi phải kết hợp giữa khám lâm sàng, xét nghiệm máu, nội soi đại tràng và đặc biệt là chụp CT ổ bụng – phương pháp không chỉ giúp phát hiện túi thừa mà còn đánh giá mức độ viêm và các biến chứng liên quan.

Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh có triệu chứng nghi ngờ như đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, rối loạn đại tiện, nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám sớm, tránh tự điều trị tại nhà gây chậm trễ và làm bệnh chuyển nặng.

Cụ ông bị tắc ruột do chủ quan sỏi túi mật nhiều năm

Sỏi mật không chỉ gây biến chứng như viêm túi mật, tắc mật do sỏi, viêm tụy cấp... , mà còn có thể gây tắc ruột nên cần phòng ngừa và chữa trị sớm.

Vừa qua, Khoa Cấp cứu tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận bệnh nhân nam 97 tuổi, tiền sử sỏi túi mật nhiều năm, nhập viện trong tình trạng buồn nôn, nôn liên tục ra dịch tiêu hóa lẫn thức ăn cũ trong vòng 1 tuần.

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật cho nam bệnh nhân 62 tuổi

Đa phần viêm túi mật cấp là do có sỏi. Đây là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở Việt Nam.

Sỏi kẹt cổ túi mật, áp xe túi mật

Tưởng ngộ độc thực phẩm, đi khám mắc ung thư trực tràng

Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, người phụ nữ 60 tuổi tưởng do ngộ độc thực phẩm, đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bệnh nhân nữ 60 tuổi đến thăm khám trong tình trạng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Tại bệnh viện, kết quả nội soi trực tràng của bệnh nhân cho thấy u ở lòng trực tràng phát triển gây bán tắc, dạng vòng nhẫn, thâm nhiễm cứng. Kết quả MRI 3 tesla ghi nhận thành ruột dày không đều tại chỗ nối trực tràng với đại tràng sigma (12 mm), trên 30 mm không rõ cấu trúc, tổn thương dạng không nhầy chiếm hết chu vi, gây hẹp lòng đại tràng tại vị trí này.