Phẫu thuật thành công lỗ tiểu lệch thấp cho bệnh nhi 6 tuổi

Bé trai 6 tuổi vừa được Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận phẫu thuật điều trị dị tật tiết niệu sinh dục - lỗ tiểu lệch thấp thành công.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận (tỉnh Khánh Hòa) ngày 21/7, ê-kíp khoa Ngoại Tổng hợp đã phối hợp với chuyên gia từ tổ chức MESCH (Úc) để phẫu thuật điều trị dị tật tiết niệu sinh dục - lỗ tiểu lệch thấp (hay còn gọi là lỗ tiểu đóng thấp) cho một bệnh nhi nam tên N.M.K. (6 tuổi) thông qua hình thức mổ trực tuyến.

BS.CKII Ung Văn Hiếu – Phó Trưởng Khoa phụ trách Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận cho biết: "Lỗ tiểu lệch thấp (hypospadias) là dị tật bẩm sinh thường gặp ở bé trai, trong đó lỗ tiểu không nằm ở đỉnh dương vật mà lệch xuống phía thân. Việc hội chẩn trực tuyến với chuyên gia quốc tế giúp đánh giá chính xác tổn thương và lựa chọn hướng điều trị tối ưu".

1.jpg
Ê-kip bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận thực hiện ca phẫu thuật điều trị dị tật tiết niệu sinh dục cho bệnh nhi dưới sự hướng dẫn, theo dõi của chuyên gia Tổ chức MESCH. Ảnh: D.N/SKĐS

Ca phẫu thuật diễn ra tại phòng mổ của Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận, với sự hỗ trợ chuyên môn từ xa của bác sĩ John Gerard Cassey – chuyên gia của Tổ chức MESCH – thông qua hệ thống kết nối trực tuyến. Ê-kíp Ngoại Tổng hợp đảm nhiệm vai trò phẫu thuật viên chính, trong khi bác sĩ John Gerard Cassey trực tiếp theo dõi, đưa ra hướng dẫn trong suốt ca mổ.

Ê-kíp đã tiến hành tạo hình lỗ tiểu một thì, tái tạo vị trí lỗ tiểu đúng tại đỉnh dương vật, phục hồi chức năng tiểu tiện và hình thể giải phẫu bình thường.

Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ và đã diễn ra thuận lợi. Hiện bệnh nhi đang được theo dõi hậu phẫu, tiếp tục được chăm sóc và đánh giá tiến triển trong những ngày tới.

Ảnh minh hoạ/Internet

Theo các chuyên gia, lỗ tiểu thấp ở bé trai là một dị tật khá thường gặp, chiếm tỷ lệ 1/300 trẻ trai. Trung bình mỗi năm, khoa Ngoại Tiết niệu (Bệnh viện Nhi Trung ương) thực hiện từ 200-250 ca phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp.

Nếu trẻ mắc bệnh không được điều trị có thể gây vô sinh về sau, đặc biệt đối với lỗ tiểu thấp ở giữa thân dương vật hay ở gốc bìu kèm theo tình trạng cong dương vật. Vị trí lỗ tiểu càng xa đỉnh quy đầu thì bệnh càng nặng, điều trị càng khó khăn. Dị tật lỗ tiểu thấp không gây ra bí tiểu nhưng gây tiểu khó do đường dẫn nước tiểu (niệu đạo) phát triển bất thường.

Khi lỗ tiểu thấp thể nặng bé trai phải ngồi tiểu như phụ nữ. Vì vậy mức độ ảnh hưởng nặng hay nhẹ dựa trên vị trí lỗ tiểu. Trong lỗ tiểu thấp vị trí lỗ tiểu bất thường kết hợp với cong dương vật có thể dẫn tới vô sinh về sau.

Phòng ngừa bệnh lỗ tiểu đóng thấp

Bệnh có thể được hạn chế phần nào nếu tránh được các yếu tố nguy cơ của bệnh như: phụ nữ mang thai cần tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động cũng như tránh xa các hóa chất độc hại; phụ nữ tránh mang thai sau 40 tuổi;...

Lỗ tiểu đóng thấp là một bệnh bẩm sinh, nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, bà mẹ cần theo dõi các bất thường về cơ quan sinh dục của trẻ cũng như bất thường khi trẻ đi tiểu,.. để đưa trẻ đến bác sĩ sớm nhất có thể, giúp chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Cứu bệnh nhân 41 tuổi ở Nghệ An bị viêm ruột thừa hiếm gặp

Bệnh viện Quân y 4 vừa phẫu thuật thành công 1 ca viêm ruột thừa hiếm gặp, ruột thừa quặt ngược sau manh tràng, nằm phía sau mạc Told, thể bệnh khó phát hiện.

Bệnh viện Quân y 4 cho biết, vừa thực hiện ca mổ cấp cứu cho bệnh nhân bị viêm ruột thừa hiếm gặp.

Cụ thể, tối ngày 7/7/2025, Khoa Ngoại chung B3, Bệnh viện Quân y 4 đã mổ cấp cứu thành công cho anh Lê Nguyễn N. (41 tuổi) – một ca ruột thừa quặt ngược sau manh tràng hoại tử, nằm hoàn toàn phía sau mạc Told, thể bệnh hiếm gặp và rất khó phát hiện,

Cứu sống người phụ nữ có mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa cứu sống một phụ nữ 37 tuổi bị viêm tụy cấp, mỡ máu tăng cao gấp 37 lần mức bình thường.

Trước khi nhập viện một ngày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau bụng dữ dội quanh rốn, kèm theo buồn nôn và nôn nhiều. Gia đình đã đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế tuyến dưới thăm khám, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để tiếp tục điều trị do tình trạng nghiêm trọng.

Tại Khoa Hồi sức tích cực, Chống độc, các bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Kết quả cho thấy chỉ số triglycerid (mỡ máu) của bệnh nhân cao gấp 37 lần giới hạn bình thường, men tụy tăng gấp 2,5 lần. Hình ảnh CT Scanner xác nhận bệnh nhân bị viêm tụy cấp.

Đắk Lắk: Bé trai 6 tuổi mắc một lúc nhiều dị vật đường thở

Ngày 4/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu thành công cho bé trai 6 tuổi bị mắc một lúc nhiều dị vật đường thở.

Bệnh nhi là cháu Y.S.N. (SN 2019, trú tại xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk).

Trước đó, ngày 2/4, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy lan tỏa, đặc biệt ở phổi phải.