Trưa 4/7: TP HCM 213 ca, cả nước 260 ca mắc COVID-19 mới

Trưa ngày 4/7, Bộ Y tế cho biết có 260 ca mắc COVID-19 tại 13 địa phương, TP HM tiếp tục nhiều nhất với 213 ca, nâng tổng số ca mắc của thành phố này lên hơn 5.900 trường hợp.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:
Tính từ 6h đến 12h30 ngày 04/7 có 260 ca mắc mới (BN19311-19570):
+ 06 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Kiên Giang.
+ 254 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (213), Bình Dương (11), Phú Yên (10), Long An (5), Bình Định (4), Vĩnh Long (2), Hải Phòng (2), Bắc Giang (2), Tây Ninh (2), Ninh Thuận (1), Hà Tĩnh (1), Trà Vinh (1); trong đó 240 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Trua 4/7: TP HCM 213 ca, ca nuoc 260 ca mac COVID-19 moi
 
06 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- 1 CA BỆNH (BN19320) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang: nữ, 38 tuổi, địa chỉ tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ngày 02/7/2021, nhập cảnh Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 03/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
- 1 CA BỆNH (BN19326) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang: nữ, 32 tuổi, địa chỉ tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngày 28/6/2021, nhập cảnh Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 02/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
- 2 CA BỆNH (BN19328-BN19329) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Ngày 24/6/2021, nhập cảnh Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 02/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
- 2 CA BỆNH (BN19330-BN19331) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Ngày 23/6/2021, nhập cảnh Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 02/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
254 ca ghi nhận trong nước
- 10 CA BỆNH (BN19311-BN19312, BN19316, BN19318-BN19319, BN19323, BN19325, BN19327, BN19332, BN19556) ghi nhận tại tỉnh Phú Yên: là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
- 1 CA BỆNH (BN19313) ghi nhận tại tỉnh Ninh Thuận: nam, 33 tuổi, địa chỉ tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận; có tiền sử đi về TP. Hồ Chí Minh, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 03/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
- 2 CA BỆNH (BN19314-BN19315) ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long: là các trường hợp F1. Kết quả xét nghiệm ngày 04/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
- 1 CA BỆNH (BN19317) ghi nhận tại tỉnh Hà Tĩnh: nữ, 36 tuổi, địa chỉ tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; là F1 của BN16178, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 03/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- 2 CA BỆNH (BN19321-BN19322) ghi nhận tại tỉnh Hải Phòng: là các trường hợp F1 đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 03/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2, TP. Hải Phòng
- 1 CA BỆNH (BN19324) ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh: nữ, 30 tuổi, địa chỉ tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh; là F1 của BN18585, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 03/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1, tỉnh Trà Vinh.
- 2 CA BỆNH (BN19333, BN19549) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: là các trường hợp F1 đã được cách ly, trong khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
- 2 CA BỆNH (BN19334, BN19548) ghi nhận tại tỉnh Tây Ninh: có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 03/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh.
- 213 CA BỆNH (BN19335-BN19547) ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 211 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 2 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
- 4 CA BỆNH (BN19550-BN19551, BN19553, BN19555) ghi nhận tại tỉnh Bình Định: là các trường hợp F1 đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 04/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bồng Sơn.
- 5 CA BỆNH (BN19552, BN19554, BN19557-BN19559) ghi nhận tại tỉnh Long An: là các trường hợp F1, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
- 11 CA BỆNH (BN19560-BN19570) ghi nhận tại tỉnh Bình Dương: 5 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 6 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Tính đến 12h30 ngày 04/7:
- Việt Nam có tổng cộng 17.716 ca ghi nhận trong nước và 1.854 ca nhập cảnh.
- Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 16.146 ca, trong đó có 4.869 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Có 15 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng: Yên Bái, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định, Quảng Nam.
- Có 05 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Gia Lai, Kiên Giang, Cần Thơ, Ninh Thuận.
- Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.345.065 xét nghiệm cho 7.948.332 lượt người.
Tình hình điều trị:
- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
+ Lần 1: 313
+ Lần 2: 132
+ Lần 3: 74
- Số ca tử vong: 86 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 7.643 ca.

Ăn tôm, nhất định phải bỏ đi phần này nếu không muốn nhiễm độc

(Kiến Thức) - Khi ăn tôm nhất định phải bỏ phần đầu tôm, đường chỉ đen trên lưng tôm và xem xét môi trường sống của tôm qua mang. 

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc
 Tôm xào cay, tôm rim thịt, tôm tẩm bột, tôm hấp, tôm nấu canh, tôm om... rất nhiều món tôm khiến người ta thèm thuồng. Tuy nhiên, mọi người có biết rằng, ăn tôm cũng cần phải lưu ý, đặc biệt là bộ phận này của tôm, khi ăn nhất định phải bỏ, không được tiếc, nếu không chỉ ôm bệnh vào người, chữa nhiều tiền cũng chưa chắc khỏi.

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc-Hinh-2
 Đó là phần đầu tôm, phải bỏ hẳn đầu tôm khi nấu ăn vì tôm càng có khả năng tích tụ các kim loại nặng như chì, cadimi nhất định trong môi trường sống, đầu tôm chứa hệ thống tiêu hóa và bài tiết, là nơi hấp thụ và xử lý chất độc, tích trữ kim loại nặng, đồng thời cũng là nơi phát sinh mầm bệnh và ký sinh trùng dễ tích tụ. Vì vậy, nhất định phải bỏ hẳn đầu tôm khi ăn.

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc-Hinh-3
Thêm vào đó, môi trường sinh trưởng và độ tươi của tôm cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Có thể đánh giá mức độ nhiễm bẩn của tôm càng bằng cách nhìn vào màu sắc của mang tôm. Mang của tôm là cơ quan hô hấp, các tạp chất trong nước phải được lọc qua mang. Nếu mang của tôm có màu đen thì chứng tỏ môi trường sinh trưởng của tôm không sạch. 

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc-Hinh-4
Độ tươi của tôm có thể được đánh giá qua kết nối giữa vỏ và thịt. Tôm tươi có sự liên kết chặt chẽ giữa vỏ và thịt, thịt tôm săn chắc, đàn hồi, ngược lại, vỏ tôm trơn tuột, dễ bóc, không liên kết với thịt thì đó có thể là tôm bị thiu. 

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc-Hinh-5
 Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên, hãy mua tôm tươi từ chợ nông sản thông thường, siêu thị hoặc sàn thương mại điện tử và không mua hoặc đánh bắt tôm hoang dã hoặc tôm không rõ nguồn gốc. Khi đi ăn thì chọn nơi uy tín, đó là những nhà hàng có giấy phép kinh doanh, có thể yêu cầu xuất hóa đơn, biên lai.

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc-Hinh-6
 Nếu tự chế biến thì nhất định phải làm sạch trước khi nấu. Nấu kỹ ở nhiệt độ cao bởi vi khuẩn, ký sinh trùng và trứng ký sinh rất dễ tích tụ trong tôm, cần phải khử trùng và khử hoạt tính ở nhiệt độ cao, đây là khâu quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khi ăn tôm.

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc-Hinh-7
Người bị bệnh gút nên ăn ít tôm càng, lúc ăn thì không nên uống kèm bia vì bia có chứa vitamin B1, có thể phá vỡ nucleotide purine trong tôm và chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể, làm trầm trọng thêm bệnh gút. 

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc-Hinh-8
 Cũng phải lưu ý rằng, đường chỉ trên lưng tôm chính là đường tiêu hóa của tôm, phải loại bỏ nếu không phân tôm và cặn thức ăn không tiêu hóa được sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc-Hinh-9
 Bên cạnh đó, những người bị dị ứng nên thận trọng khi ăn tôm bởi thịt tôm có nhiều protein dị hợp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp kích thích các phản ứng quá mẫn trong cơ thể và kích thích tế bào tiết ra các hoạt chất sinh học như histamine và serotonin. 

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc-Hinh-10
Nó khiến cơ thể tạo ra các triệu chứng dị ứng như phản ứng da, phản ứng đường tiêu hóa và hội chứng quá mẫn cảm ở miệng. 

An tom, nhat dinh phai bo di phan nay neu khong muon nhiem doc-Hinh-11
 Nếu bạn cảm thấy đau nhức cơ toàn thân hoặc cục bộ, nước tiểu màu như nước tương và các triệu chứng khác trong vòng 24 giờ sau khi ăn tôm, bạn phải đến bệnh viện ngay để được cứu trị, đồng thời hãy nhớ nói với bác sĩ về tiền sử ăn tôm của mình.
 



Bổ sung canxi quá số này, trẻ gặp di chứng ảnh hưởng não bộ

(Kiến Thức) - Bổ sung canxi cho trẻ nhỏ không phải càng nhiều càng tốt, nếu vượt qua những con số này, coi chừng di chứng sẽ ập tới, lúc đó hối không kịp. 

Bạn đã bao giờ uống viên canxi khi còn nhỏ chưa? Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ cần liên tục bổ sung canxi để con mình cao lớn thế nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Thực tế, có rất nhiều hiểu lầm về việc bổ sung canxi, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Nguyên nhân khiến số lượng bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM tăng nhanh

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, sự tập trung đông đúc cùng biến chủng Delta khiến tỷ lệ lây nhiễm tại TP.HCM ngày càng lan rộng.

Theo công bố của Bộ Y tế, ngày 3/7, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 714 ca mắc COVID-19. Hiện tại, TP.HCM vượt mốc 5.000 ca mắc.