Trai trẻ tự thiêu sống cơ thể do dùng sai thuốc

(Kiến Thức) - Do tự ý sử dụng sai thuốc, cơ thể của chàng trai người Anh 21 tuổi, Christopher Wooll hoàn toàn bị biến dạng do những nốt phồng rộp, lở loét.

Christopher Wooll, chàng trai người Anh 21 tuổi đã tự “thiêu sống” cơ thể mình sau 10 ngày tự ý dùng thuốc lamotrigine (loại thuốc giúp duy trì tâm trạng ổn định) để điều trị rối loạn lưỡng cực và bệnh động kinh. Các bác sỹ cho biết, nổi mẩn da là do tác dụng phụ của thuốc lamotrigine.
Trai tre tu thieu song co the do dung sai thuoc
Khuôn mặt biến dạng của  Christopher Wooll sau 10 ngày dùng sai thuốc.
Chàng trai trẻ được các bác sỹ tại Bệnh viện Queen Elizabeth, Birmingham chuẩn đoán mắc hội chứng Stevens-Johnson (SJS) - bệnh da hiếm gặp. Căn bênh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do bị phản ứng thuốc hoặc nhiễm trùng. Tồi tệ hơn, kể từ thời điểm nhập viện, tình trạng sức khỏe của Wooll ngày càng sụt giảm do phải đối mặt với một loạt các loại biến chứng dùng sai thuốc.
Theo lời kể lại của Wooll, để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, Wooll đã tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà, vài ngày sau cha mẹ của chàng trai hoảng sợ phát hiện gương mặt của con trai họ xuất hiện rất nhiều nốt mẩn đó giày đặc trên mặt.
Trai tre tu thieu song co the do dung sai thuoc-Hinh-2
Các nốt mẩn đỏ lan rộng khắp cơ thể và che khuất tầm nhìn của chàng trai người Anh. 
Được biết, Wooll đang làm việc tại một nhà hàng gần nhà ở Bidford-upon-Avon, vào ngày 28/6, chàng trai bắt đầu xuất hiện triệu chứng cúm, khuôn mặt và đôi mắt dần sưng lên, miệng và môi bị chảy máu. Từ lúc đó, Wooll bắt đầu sử dụng thuốc lamotrigine nhưng các tình trạng trên vẫn không thuyên giảm, gia đình đã tức tốc đưa con trai họ đến phòng khám trong thành phố,các nốt mẩn đỏ vẫn không ngừng lan rộng khắp cơ thể và che khuất tầm nhìn của Wooll.
Trai tre tu thieu song co the do dung sai thuoc-Hinh-3
 Cơ thể của chàng trai người Anh bị phồng rộp 40%, toàn bộ da trên cơ thể bị bong tróc.
Ngày 2/7, Wooll được xe cứu thương chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Queen Elizabeth khi có thể bị phồng rộp 40%. Mặc dù được các bác sỹ tận tâm cứu chữa để duy trì mạng sống nhưng các vết lở loét đã lan rộng khắp các cơ quan của Woll làm anh bị rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Toàn bộ da trên cơ thể của Woll bị bóc ra, kèm theo đó là một số biến chứng như: suy đa cơ quan, khuyết tật giác mạc, ngộ độc máu, huyết áp thấp.
Hiện tại Woll đang phải sử dụng 10 loại thuốc riêng biệt, kết hợp cùng một số loại kem dưỡng da, thuốc nhỏ mắt, nước súc miệng mỗi ngày để phục hồi sức khỏe.
Chàng thanh niên Woll cho biết, anh thực sự cảm thấy may mắn vì mình vẫn còn có thể giữ được tính mạng, cha của anh thì gọi sự sống của con mình là một “phép lạ”, ông cũng không quên cảm ơn các bác sỹ trong bệnh viện đã hết lòng cứu chữa con trai mình.
Theo Dailymail

Con bị bắt nạt qua mạng, cha mẹ nên làm gì?

Có đến 1/4 số trẻ em từ 12 đến 17 tuổi bị bắt nạt qua mạng dưới các hình thức khác nhau, theo thống kê của NetChildrenGoMobile. Cha mẹ nên làm gì?

Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?
Vấn nạn bạo lực khi sử dụng công nghệ số đã và đang trở nên nghiêm trọng. Hậu quả của việc bắt nạt qua mạng có thể khiến trẻ trở nên tách biệt, giấu diếm; việc học bị ảnh hưởng và chúng có thể trở nên chán nản, hay gây hấn với người khác hoặc thậm chí có xu hướng tự tổn thương bản thân.
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-2
 Vì thế cha mẹ phải nhận thức được vấn đề và biết cách để đối phó ngay từ những ngày đầu tiên. Hãng bảo mật Kaspersky Lab đã hợp tác cùng các nhà tâm lý học trẻ em trên khắp thế giới để đưa ra những lời khuyên cho việc hỗ trợ nạn nhân của vấn nạn bắt nạt qua mạng. Sau đây là những lời khuyên:
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-3
 1. Hãy luôn ở bên trẻ, không thành kiến, không phán xét mà chỉ trao gửi yêu thương. Vào lúc này, các em rất cần được an ủi rằng bất kể chuyện gì đã xảy ra hay có làm gì đi nữa, bạn vẫn luôn ở bên ủng hộ.

Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-4
 2. Đừng xem nhẹ vấn đề bắt nạt qua mạng. Ngay lúc này, điều quan trọng nhất chính là cuộc sống của con bạn. Trong tình trạng tâm hồn tổn thương, con bạn sẽ không có khả năng suy nghĩ một cách lí trí, vì thế hãy để chúng biết bạn hiểu được sự nghiêm trọng của tình hình và thông cảm cho nỗi đau của các em.
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-5
3. Đây vẫn chưa là thời điểm để nói lý lẽ. Đừng nói rằng các em đã gây ra vấn đề, dù thậm chí sự thật là vậy. Điều đó có thể là rào cản khiến đứa trẻ nghĩ bạn không hiểu chúng. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-6
Đừng nói rằng bạn còn chịu đựng nhiều hơn thế hay bạn đã mạnh mẽ đối đầu như thế nào. Hãy nói rằng những lúc ấy điều bạn cần nhất chính là một người lắng nghe, thấu hiểu và bên cạnh. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-7
 4. Sự đồng cảm chân thành thật sự cần thiết. Điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn có cùng cảm nhận với chúng. Hãy giải thích rằng bạn đã từng đối mặt những thách thức tương tự - dù không phải trên Internet nhưng vẫn rất khó khăn.
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-8
 5. Chỉ khi bạn đã có được sự tin tưởng của đứa trẻ - điều cần thời gian và không nên vội vàng - thì hãy bắt đầu nói đến vấn đề. Đừng đoán xem chúng đang định nói gì. Hãy để chúng tự bắt chuyện và kể với bạn về điều đó theo cách của chúng. Điều này rất quan trọng để con bạn có thể tự trút bỏ gánh nặng.

Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-9
Khi thảo luận về vấn đề này, Alexander Frofeey - Giám đốc Marketing Kaspersky Lab cho biết: “Ngôn từ có thể giúp ích là ngôn từ của tình yêu thương và ủng hộ chân thành. Đây là thông điệp chính mà chúng tôi muốn truyền tải trong việc chống lại vấn nạn bắt nạt Internet. Thông điệp này không chỉ của riêng chúng tôi mà còn được chia sẻ bởi những nhà tâm lý học đã tham gia vào dự án này trên toàn thế giới. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-10
Bắt nạt trên mạng xuất hiện bất cứ nơi nào truy cập vào Internet - gần như là cả thế giới. Thế nên, chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh trên toàn cầu nắm bắt được cách giải quyết vấn đề”. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-11
Trong chiến dịch chống lại bạo lực Internet, Kaspersky Lab đã phát triển một cổng thông tin tương tác mới “Words Can Save” chứa nhiều thông tin về vấn đề và hướng dẫn các bậc cha mẹ qua các dấu hiệu ngầm của bạo lực Internet ở con trẻ. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-12
Trang wordscansave.me giúp các bậc cha mẹ hiểu tầm quan trọng của việc gần gũi với trẻ và giúp đỡ chúng với ngôn từ phù hợp. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-13
Kaspersky còn có trang kid.kaspersky.com cung cấp cho trẻ và các bậc phụ huynh những câu chuyện được chia sẻ từ nạn nhân, những bài học và bài kiểm tra để đo mức độ hiểu biết về vấn đề và nhiều thông tin bổ ích khác giúp trẻ vượt qua vấn nạn này.